4 Bước cần nhớ khi thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

Các bước thành lập doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả mà cá nhân, tổ chức nhận được khi làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính vì thế mà cá nhân, tổ chức nên tìm hiểu kỹ lưỡng.

Trong nhiều năm qua, các phương tiện truyền thông đã nói rất nhiều đến việc “khởi nghiệp” cho các bạn trẻ. Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có dấu hiệu tăng trường, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tạo rất nhiều cơ hội kinh doanh. Do đó, khi có ý tưởng khởi nghiệp điều đầu tiên các bạn nên làm là thành lập doanh nghiệp và xây dựng nó trở thành môt cái máy in tiền. Tuy nhiên, trong quá trình ban đầu này sẽ có nhiều bạn không hiểu rõ các bước thành lập doanh nghiệp cần những thủ tục gì? Cần chi phí bao nhiêu và tốn kém thời gian như thế nào? Ở bài viết này chúng tôi sẽ đem đến lời giải thích cho quý khách.

cac-buoc-tim-hieu-thanh-lap-doanh-nghiep-vn

Các bước thành lập doanh nghiệp đúng quy định

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để đăng ký thành lập doanh nghiệp

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Đây là bước cực kì quan trong có tính chất quyết định đến sự thành bại của ý tưởng kinh doanh mà quý khách có thể đem ra áp dụng trong thực tiễn. Một số loại hình doanh nghiệp cơ bản như sau:

– Thành lập công ty TNHH

– Thành lập công ty cổ phần

Sau khi lựa chọn được loại hình thì tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có số lượng thành viên hay cổ đông khác nhau. Quý khách chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu bản sao có công chứng.

Lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lặp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó áp dụng trên toàn quốc. Quý khách có thể tham khảo tên các doanh nghiệp tại cổng  thông tin hay hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Cùng với đó nên lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện chính là giám đốc

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh để có thể chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Xem thêm:

Thành lập Doanh nghiệp tư nhân có lợi gì?

Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Đặc Điểm Doanh Nghiệp Tư Nhân?

Bước 2: Tiến hành soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin về việc thành lập công ty, các bạn sẽ tiến hành việc soạn thảo hồ sơ rồi nộp tại cơ quan cấp phép kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp có thể trực tiếp đi nộp hay ủy quyền cho người khác đi nộp. Còn khi ủy quyền người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ tại Điều 9 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

Bước 3: Thủ tục để làm con dấu pháp nhân

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bạn cầm một bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng ghi dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký cũng như trả con dấu cho doanh nghiệp.

Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc, xuất trình CMND cho công ty khắc dấu. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho người khác đến nhận con dấu.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập công ty qua mạng thông qua trang web của Sở Kế hoạch & Đầu tư cùng với thời gian cực kỳ chính xác, nhanh chóng. Quý khách cũng không cần đến Sở Kế hoạch để nộp và nhận giấy phép nếu đăng ký thêm dịch vụ nộp, trả kết quả qua bưu điện.

Bước 4: Thủ tục sau khi đã thành lập doanh nghiệp

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có đăng ký kinh doanh cùng con dấu là có thể tiến hành những hoạt động kinh tế của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục. Và cần tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.

Về cơ bản, sau khi hoàn thành các bước thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện các việc sau:

– Công ty mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và đăng ký tài khoản của doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp;

– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài tại ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng;

– Mua chữ ký số để tiến hành kê khai thuế;

– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp và thông báo phát hành hóa đơn điện tử;

– Đặt biển công ty để treo tại trụ sở công ty;

– Kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý;

– Lập báo cáo tài chính công ty cuối năm;

Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn địa chỉ nào để có thể hợp tác với mình giải quyết những vấn đề pháp lý thì hãy đến ngay với chúng tôi. Công ty Luật Dân Việt với kinh nghiệm lâu dài, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm sẽ mang tới cho quý khách những dịch vụ pháp lý an toàn, chất lượng.

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan