Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với mỗi loại hình (công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân…) sẽ có những điểm lưu ý và khó khăn khác nhau. Chính vì thế mà các cá nhân, tổ chức trước khi tiến hành thủ tục nên tìm hiểu kỹ lưỡng.
Có rất nhiều lựa chọn để khởi nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu từ việc lựa chọn một loại hình doanh nghiệp hợp pháp. Việc lựa chọn thành lập công ty với loại hình doanh nghiệp là sự phù hợp nhất với các cá nhân khởi nghiệp. Vậy quy trình thành lập doanh nghiệp đơn giản nhất được tiến hành như thế nào? Để giải đáp cho các bạn về vấn đề này Luật Dân Việt sẽ đưa ra những hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể và tổng quát nhất.
Quy trình thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay, trên các diễn đàn, website, mạng xã hội chia sẻ nhất nhiều quy trình thành lập doanh nghiệp đơn giản. Thế nhưng, thực tế không phải mọi chia sẻ đều chính xác theo quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì thế mà khiến rất nhiều cá nhân, tổ chức gặp phải khó khăn. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một quy trình thành lập doanh nghiệp chuẩn chỉnh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Với loại hình bạn lựa chọn khởi nghiệp là doanh nghiệp bạn phải chuẩn bị các giấy tờ và thông tin như sau:
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Đối với mỗi loại hình công ty, chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Do đó, mọi người hãy xem xét dựa trên định hướng phát triển của công ty để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Hiện tại theo quy định của Luật Doanh nghiệp có 5 loại hình pháp lý để mọi người lựa chọn cho phù hợp với mục đích, chiến lược khởi nghiệp, cụ thể: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp doanh.
– Lựa chọn tên công ty và tiến hành tra cứu tên công ty để xác định được tên công ty của mình dự kiến đăng ký không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để tra cứu tên công ty bạn có thể truy cập vào website của “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”.
– Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty, đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Xác định mức vốn điều lệ của công ty
– Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty và xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật
– Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam
– Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Để thành lập doanh nghiệp bạn phải soạn 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên/cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn)
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Ký và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Sau khi soạn xong hồ sơ sẽ tiến hành ký các giấy tờ trong hồ sơ đã chuẩn bị ở bước 2 và tiến hành việc nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 4: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người nộp hồ sơ sẽ trực tiếp đến Bộ phận một cửa xếp giấy hẹn và nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp
Cung cấp 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho công ty. Sau khi có con dấu sẽ tiến hành công bố mẫu dấu này.
Bước 6: Các thủ tục về thuế và đặt in hóa đơn sau khi thành lập doanh nghiệp
– Doanh nghiệp mua chữ ký số, nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp lệ phí môn bài
– Làm hóa đơn điện tử (nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn): Hiện nay theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ–CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ)
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/11/2018 trở đi hoặc doanh nghiệp thành lập trước thời điểm này mà chưa làm hóa đơn giấy, có nhu cầu sử dụng hóa đơn sẽ tiến hành làm hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử có giá trị giống như hóa đơn giấy.
– Kê khai và nộp thuế GTGT: Theo quy định tại Thông tư 93/2017/TT-BTC có hiệu lực từ 05/11/2017 doanh nghiệp không phải chuyển đổi việc kê khai GTGT giữa phương pháp trực tiếp và khấu trừ bằng việc nộp mẫu 06/GTGT mà sẽ chọn lựa phương pháp kê khai bằng việc báo cáo trong quý đầu tiên (quý doanh nghiệp được cấp phép hoạt động )
– Khai thuế thu nhập doanh nghiệp:
Doanh nghiệp mới thành lập: Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý
Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý sau.
– Khai thuế thu nhập cá nhân: Trường hợp trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai.
Để công việc của bạn thuận lợi từ những bước đầu tiên hãy để Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện quy trình thành lập doanh nghiệp trọn gói với chi phí hợp lý. Chúng tôi với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh Nghiệp sẽ mang lại sự tư vấn và kết quả hài lòng cho các bạn.
Bên cạnh đó, Luật Dân Việt sẽ luôn đồng hành cùng các bạn và trợ giúp pháp lý cho công ty của trong xuyên suốt quá trình hoạt động. Để yêu cầu dịch vụ vui lòng liên hệ theo các thông tin sau: