Thay đổi trụ sở công ty cần thực hiện thủ tục thuế nào?

Có rất nhiều những yêu cầu hỗ trợ gửi về về nội dung liên quan đến công việc cần thực hiện sau khi thay đổi trụ sở công ty, và để giải đáp cho những vướng mắc quý khách hàng gặp phải cũng như chia sẻ để mọi người tìm hiểu trước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khi thay đổi trụ sở công ty có những kiến thức cũng như cách hiểu rõ ràng hơn.

Trường hợp nào sau khi thay đổi trụ sở công ty cần báo cáo với cơ quan thuế, trường hợp nào thì không cần? Hãy cùng Luật Dân Việt giải đáp vấn đề này.

thu-tuc-thue-khi-thay-doi-tru-so-cong-ty

Báo cáo cơ quan thuế sau khi thay đổi trụ sở công ty

Trong quá trình hoạt động trụ sở của các công ty không phải là cố định, có thể được thay đổi để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng doanh nghiệp. Bên cạnh các thủ tục pháp lý cần thiết để thay đổi trụ sở công ty thì việc báo cáo cơ quan thuế cũng là một vấn đề quan trọng cần được lưu tâm. Vậy trong trường hợp nào sau khi thay đổi trụ sở công ty cần báo cáo với cơ quan thuế, trường hợp nào thì không cần? Hãy cùng Luật Dân Việt giải đáp vấn đề này.

Trường hợp không cần phải báo cáo với cơ quan quản lý thuế sau khi thay đổi trụ sở công ty:

Đây là trường hợp khi thay đổi địa chỉ trụ sở công ty mà không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế. Các trường hợp: thay đổi trụ sở kinh doanh tại cùng quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh thì không cần báo cáo với cơ quan quản lý thuế.

Trong trường hợp này việc thanh đổi trụ sở công ty chỉ cần thực hiện duy nhất tại Cơ quan đăng ký kinh doanh tại địa phương doanh nghiệp đặt trụ sở.

Xem thêm:

Thủ Tục Giải Thể Công Ty TNHH Và Cổ Phần

Điều kiện cổ đông trong công ty cổ phần

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận/huyện và khác quận/huyện/tỉnh

Trường hợp cần phải báo cáo với cơ quan quản lý thuế sau khi thay đổi trụ sở công ty:

Trong trường hợp này việc thay đổi trụ sở công ty dẫn đến việc làm thay đổi cơ quan quản lý thuế. Ngược lại với trường hợp thay đổi trụ sở công ty trong cùng quần, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, khi thay đổi trụ sở công ty đến các quận, huyện, thành phố khác thuộc tỉnh và thay đổi đến các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh khác thì cần tiến hành báo cáo với cơ quan quản lý thuế. Do đó, bên cạnh việc cần đến cơ quan đăng ký kinh doanh tại nơi đặt trụ sở còn cần phải thực hiện việc nộp hồ sơ chuyển thuế tới cơ quan quản lý thuế.

Quy trình bao gồm:

Bước 1: Tiến hành thủ tục chốt hồ sơ tại cơ quan quản lý thuế ở quận/huyện/ thành phố nơi đặt trụ sở cũ.

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để nộp cho cơ quan thuế bao gồm:

– Tờ khai điều chỉnh có chứa bổ sung thông tin đăng ký thuế

– Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên/hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên, của Công ty Hợp danh hoặc của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc thay đổi địa chỉ Công ty.

– Biên bản họp hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên, của Công ty Hợp danh hoặc của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc thay đổi địa chỉ Công ty.

– Bản sao đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có công chứng).

– Mẫu 08 về đăng ký thuế.

Thời gian xử lý thủ tục là 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ (trường hợp chưa chốt xong hóa đơn, nợ thì kéo dài thời hạn giải quyết), doanh nghiệp nhận Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm tại Bộ phận một cửa.

Bước 2: Tiến hành làm hồ sơ và hoàn thành thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế tại quận/huyện/thành phố nơi đặt trụ sở mới.

Sau khi đã hoàn thành việc chốt hồ sơ thuế lý tại cơ quan quản lý thuế ở quận/huyện/thành phố nơi đặt trụ sở cũ cần chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi cơ quan quản lý thuế bao gồm:

– Quyết định chốt thuế chuyển quận/huyện của Chi cục thuế nơi công ty đặt địa chỉ cũ cấp

– Mẫu 08 MST có đóng dấu xác nhận chuyển địa chỉ tới quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh mới.

– Bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (có công chứng kèm theo)

Lưu ý: Trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật hoặc chủ sở hữu của công ty trực tiếp đi nộp hồ sơ mà là người được ủy quyền đi nộp tại cơ quan quản lý thuế cần có giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và bản sao chứng thực bao gồm:

– Đối với công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn hiệu lực pháp lý.

– Đối với đối tượng là người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài và các giấy tờ có giá trị tương đương còn hiệu lực pháp lý.

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thay đổi cơ quan quản lý thuế khó tránh khỏi việc sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn vướng về thủ tục pháp lý. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, Luật Dân Việt tin tưởng rằng có thể trở thành người bạn đồng hành giúp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của quý khách một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan