Các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì sẽ phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng của các doanh nghiệp phải được thực hiện chặt chẽ, hợp lý và đúng các nguyên tắc theo quy định của pháp luật và của cơ quan tài chính thì hóa đơn đó mới được cơ quan thuế chấp nhận. Bài viết dưới đây của Luật Dân Việt sẽ tư vấn cụ thể về hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
Thuật ngữ hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng khá phổ biến vậy hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 39/2014 thông tư của Bộ tài chính được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014 thì hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn được dành cho các tổ chức thự hiện kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:
– Thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Các hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như là xuất khẩu.
Quy định về hóa đơn giá trị gia tăng
Trong nội dung trên đã nêu được khái niệm về hóa đơn giá trị gia tăng là gì, ở nội dung này sẽ trình bày các quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn giá trị gia tăng.
Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh việc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần thận trọng và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
– Theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp khi tiến hành việc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ sẽ phải lập hóa đơn bán hàng và giao cho khách hàng. Việc xuất hóa đơn này sẽ được thực hiện sau khi việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo những nội dung và chỉ tiêu in trên mẫu hóa đơn.
– Các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ khi thực hiện việc bán, thực hiện cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định.
– Người bán hàng phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, hàng hóa dùng để quảng cáo, hàng mẫu; các hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, dùng để biếu, dùng để tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục thực hiện việc sản xuất).
– Hóa đơn giá trị gia tăng được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên các hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng
Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay được thực hiện theo mẫu 3.1 quy định tại phụ lục 3 và mẫu số 5.1 quy định tại phụ lục 5 của thông tư 39/2014 thông tư của Bộ tài chính.
Mẫu 3.1 quy định tại phụ lục 3 là mẫu hóa đơn giá trị gia tăng do Cục thuế phát hành. Hóa đơn gồm các nội dung như tên chi cục thuế, mẫu số, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm, thông tin của đơn vị bán hàng, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản;
Thông tin người mua hàng như họ và tên người mua hàng, tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản;
Thông tin về tên hàng hóa, dịch vụ; số lượng, đơn giá, thành tiền, cộng tiền hàng, thuế suất giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng; tổng cộng tiền thanh toán; người mua và người bán ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu số 5.1 quy định tại phụ lục 5, nội dung mẫu này cũng gồm các thông tin tương tự như trên.
Xem thêm:
Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu công ty cố phần
Thông báo phát hành hóa đơn lần đầu công ty TNHH
Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng
– Cách viết ngày, tháng, năm trên hóa đơn giá trị gia tăng
Nếu là bên bán hàng thì ngày lập hóa đơn là được tính từ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với hàng hóa, dịch vụ cho người mua hàng. Không phân biệt hàng hóa, dịch vụ đó đã thu tiền hay chưa.
Ngày lập hóa đơn đối với việc cung cấp điện, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, dịch vụ viễn thông thì thực hiện chậm nhất không bá 07 ngày kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vu truyền hình. Việc quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ theo sự thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ với bên mua.
Ngày lập hóa đơn đối với việc xây dựng, lắp đặt là thời điểm việc nghiệm thu, bàn giao công trình được được hoàn thành, không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa.
– Cách viết thông tin người bán hàng: thông tin này không cần ghi vì đã được sẵn trên hóa đơn.
– Cách viết thông tin người mua hàng:
Thông tin họ tên, địa chỉ người mua hàng là người trực tiếp đến mua và giao dịch với người bán hàng.
Nếu tên, địa chủ của người mua quá dài thì trên hóa đơn có thể viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như Phường viết thành “P”, quận thành “Q”, thành phố thành “TP”.
Tên đơn vị, địa chỉ người mua ghi theo đúng trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
Trường hợp người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần nếu mua hàng không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp thông tin thì vẫn phải lập hóa đơn giá trị gia tăng và ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Đối với trường hợp các đơn vị bán lẻ xăng dầu khi người mua không yêu cầu cung cấp hóa đơn thì cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu của người mua không yêu cầu hóa đơn phát sinh trong ngày đó.
– Hình thức thanh toán:
Nếu là thanh toán bằng tiền mặt thì ghi là TM
Nếu là thanh toán bằng chuyển khoản thì ghi là CK
Nếu chưa xác định được hình thức thanh toán thì ghi là TM/CK.
– Cách ghi số thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền
Thông tin về hàng hóa, dịch vụ được ghi theo thứ tự tên hàng hóa, tên dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Đối với những hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đã đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.
– Cách ghi mục người bán hàng ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên
Nếu thủ trưởng đơn vị không ký vào mục người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức đó vào phần phía trên bên trái của hóa đơn.
– Cách ghi mục người mua hàng ký, ghi rõ họ tên
Trường hợp mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, mua hàng mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Nhưng khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)” thì người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.