Trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không thu nhận tiền mà bằng các loại tài sản khác có phát sinh thu nhập thì vẫn được coi là thu nhập chịu thuế. Tùy theo đối tượng thực hiện chuyển nhượng cổ phần mà xác định được loại thuế phải nộp khi thực hiện hoạt động này.
Chuyển nhượng cổ phần được coi là phương thức tìm kiếm lợi nhuận của các cổ đông trong công ty cổ phần đối với một phần hoặc toàn bộ số cổ phần của mình cho người khác. Đây là hoạt động khá phổ biến và thường xuyên diễn ra đối với loại hình công ty cổ phần hiện nay ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều người lại không nắm đầy đủ các nghĩa vụ của mình về thuế khi thực hiện hoạt động trên, dẫn đến họ phải chịu trách nhiệm vi phạm không đáng có của mình. Chính vì lý do này, tổng đài tư vấn 0926 220 286 xin giới thiệu quý vị bài viết Thuế chuyển nhượng cổ phần.
Thuế chuyển nhượng cổ phần là gì?
Thuế chuyển nhượng cổ phần là loại thuế trực thu đánh vào nguồn thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
Các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của một công ty cổ phần. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác nếu không nằm trong trường hợp hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.
Tham chiếu với các quy định trên, nếu cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phần là cá nhân thì đây được xem là một nguồn thu nhập phải chịu thuế của người này. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 25/2018/TT-BTC bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán gồm: chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác được quy định theo Luật chứng khoán.
– Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định Luật chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, khi thuộc chuyển nhượng cổ phần đối với cá nhân trong công ty cổ phần phát sinh nguồn thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật, nên cá nhân khi thực hiện hoạt động này phải thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế.
Nếu cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phần là tổ chức:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định pháp luật, đây được gọi là thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
Trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không thu nhận tiền mà bằng các loại tài sản khác có phát sinh thu nhập thì vẫn được coi là thu nhập chịu thuế.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế nếu phát sinh khoản thu nhập này.
Vậy có thể kết luận rằng, tùy theo đối tượng thực hiện chuyển nhượng cổ phần mà xác định được loại thuế phải nộp khi thực hiện hoạt động này.
Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần
Đối với doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (20%)
Thu nhập tính thuế chuyển nhượng cổ phần = Giá bán chứng khoán – giá mua của chứng khoán chuyển nhượng – Các chi phí liên quan đến chuyển nhượng.
Trong đó:
1/ Giá bán chứng khoán:
+ Giá thực tế bán chứng khoán theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán nếu thuộc chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã được đăng ký giao dịch với cơ quan có thẩm quyền.
+ Giá chuyển nhượng được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng với các loại chứng khoán khác.
– Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:
+ Giá thực tế mua chứng khoán theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán với loại chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã được đăng ký theo quy định pháp luật.
+ Giá ghi trên thông báo kết quá trung đấu gia cổ phần của công ty thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền nếu chứng khoán này mua thông qua hình thức đấu giá.
+ Giá được ghi tên hợp đồng chuyển nhượng.
– Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí thực hiện thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí phải nộp cho việc chuyển nhượng; Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán; Phí ủy thác chứng khoán trên chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác; Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Đối với cá nhân:
– Trường hợp là cá nhân cư trú:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất (0,1%).
Trong đó:
1/ Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
+ Giá thực tế chứng khoán hoạc giá thỏa thuận tại sở giao dịch chứng khoán với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
+ Giá chuyển nhượng được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyện nhượng, giá tại thời điểm lập báo cáo của công ty có chứng khoán chuyển nhượng áp dụng đối với các loại chứng khoán khác.
Thuế suất áp dụng là 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Đối với cá nhân không cư trú cũng áp dụng theo công thức trên và mức thuế suất cũng là 0,1 % trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Giá chuyển nhượng trong trường hợp này là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. Hoặc cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Xem thêm: