Trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì cần tra cứu nhãn hiệu hàng hóa dự định đăng ký xem có trùng với nhãn hiệu hàng hóa của tổ chức khác đã đăng ký hay không.
Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa là bước đầu tiên cần tiến hành để tạo điều kiện thuận lợi nhận khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ. Bài viết sau của Luật Dân Việt sẽ hướng dẫn vấn đề tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trực tuyến.
Có bắt buộc phải tra cứu nhãn hiệu không?
Có thể hiểu nhãn hiệu là một dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau.
Một nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là:
– Dấu hiệu có thể nhìn thấy dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình ảnh hoặc sự kết hợp của tất cả những yếu tố này được thể hiện bởi một hay nhiều màu sắc;
– Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng được điều kiện là có khả năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác.
Theo đó một nhãn hiệu hàng hóa sẽ chỉ được bảo hộ khi đáp ứng hai điều kiện trên theo quy định.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực trong thời gian là từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Khi hết hạn chủ sở hữu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn là 10 năm.
Tổ chức, cá nhân khi đăng ký nhãn hiệu sẽ không thể tránh hỏi việc nhãn hiệu hiệu dự định đăng ký sẽ trùng hay tương tự với nhãn hiệu hàng hóa của người khác. Vì vậy việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trực tuyến trong trường hợp này có vai trò rất quan trọng.
Nếu nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký thì sẽ không được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, do vậy việc tra cứu nhãn hiệu là cần thiết để tránh trường hợp bị trả lại hồ sơ nếu nhãn hiệu bị trùng dẫn đến kéo dài thời gian đăng ký nhãn hiệu.
Theo quy định của pháp luật hiện nay việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc, tuy nhiên như trên thì việc tra cứu này luôn được các tổ chức, cá nhân thực hiện trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu là gì?
Việc tra cứu nhãn hiệu sẽ đem lại một số lợi ích như sau:
– Thực hiện tra cứu nhãn hiệu hàng hóa sẽ đánh giá được khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu mà tổ chức, cá nhân dự định đăng ký.
– Tra cứu nhãn hiệu sẽ biết được nhãn hiệu mà tổ chức, cá nhân sự định đăng ký có đã được đăng ký hay chưa; có yếu tố trùng hay gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước không.
– Trường hợp nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hay nhầm lẫn thì sẽ kịp thời sửa đổi trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Khi đó khả năng để đăng ký nhãn hiệu sẽ cao hơn.
– Ngoài ra việc tra cứu nhãn hiệu còn kiểm tra được tình trạng của hồ sơ như cung cấp các thông tin về ngày nộp đơn, số đơn, số giấy chứng nhận nhãn hiệu, tên nhãn hiệu, thông tin về tên và địa chỉ của chủ giấy chứng nhận nhãn hiệu,….
Với những lợi ích như trên thì việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trực tuyến luôn được các tổ chức, cá nhân áp dụng trên thực tế.
Xem thêm:
Dịch vụ đăng ký logo công ty nhanh gọn
Hướng dẫn Đăng ký bảo hộ logo công ty
Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trực tuyến
Hiện nay để tiến hành tra cứu nhãn hiệu hàng hóa tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong các cách thức tra cứu như sau:
– Tra cứu trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cục sở hữu trí tuệ
Bước 1: Trước tiên để tra cứu trực tuyến thì tổ chức, cá nhân sẽ truy cập vào trang web http://iplib.noip.gov.vn;
Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu hàng hóa cần tra cứu vào ô tìm kiếm trong trường hợp là nhãn hiệu chữ;
Bước 3: Nhập thông tin nhãn hiệu hàng hóa vào ô phân loại hình trong trường hợp là nhãn hình;
Bước 4: Nhập thông tin vào ô tên sản phẩm, dịch vụ.
Sau khi đã điền đầy đủ thông tin vào các ô theo yêu cầu thì bấm vào phần tìm kiếm bên dưới trang. Khi đó kết quả sẽ được trả về, trên cơ sở kết quả đó thì tổ chức, cá nhân sẽ xem nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hay nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không.
Đây là hình thức tra cứu cơ bản mà mọi tổ chức, cá nhân có thể tự mình thực hiện việc tra cứu. Ưu điểm của hình thức này là việc tra sẽ không mất phí nhưng lại có nhược điểm là kết quả tra cứu không cao.
– Tra cứu bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ. Tra cứu bằng hình thức này có ưu điểm là kết quả tra cứu cao, nhưng nhược điểm là sẽ mất chi phí để thực hiện tra cứu.
– Ngoài hai hình thức trên, để tiết kiệm thời gian cũng như để việc tra cứu đạt hiệu quả cao thì tổ chức, cá nhân có thể ủy quyền cho một đơn vị đại diện thực hiện việc tra cứu như các công ty luật uy tín. Trong trường hợp này sẽ mất phí dịch vụ do các bên tự thỏa thuận.
Mỗi hình thức tra cứu nhãn hiệu đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do đó để hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được thực hiện một cách nhanh chóng tổ chức, cá nhân nên lựa chọn hình thức tra cứu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc ủy quyền cho một công ty luật thực hiện để việc nộp hồ sơ đăng ký đạt kết quả cao nhất.
Bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc về vấn đề có bắt buộc phải tra cứu nhãn hiệu không, lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu và hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trực tuyến.