Tra Cứu Nhãn Hiệu Hàng Hóa Như Thế Nào?

Hiện nay, để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân kiểm tra xem nhãn hiệu của mình có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được tổ chức, cá nhân khác đăng ký bảo hộ hay không, pháp luật cho phép các chủ thể này được phép tra cứu nhãn hiệu hàng hóa.

Khi bạn thiết kế ra một nhãn hiệu, muốn biết có khả năng đăng ký bảo hộ hay không, hãy tra cứu nhãn hiệu hàng hóa. Khi bạn đang sử dụng một nhãn hiệu, muốn biết việc sử dụng này có vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, hãy tra cứu xem nhãn hiệu đó có gây trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không. Như vậy, có thể thấy, hoạt động tra cứu nhãn hiệu hàng hóa là một trong các hoạt động có vai trò quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân đang sở hữu nhãn hiệu.

Các cách để tra cứu nhãn hiệu hàng hóa

Hiện nay, có 02 cách để cho ra kết quả tra cứu nhãn hiệu:

– Tra cứu qua Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (tra cứu online);

– Tra cứu qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp (điển hình là Luật Dân Việt);

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý khách hàng thực hiện tra cứu chi tiết qua các cách nêu trên.

Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu hàng hóa online

Thao tác tra cứu này sẽ được tiến hành tại website  của Cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Để ra được kết quả tra cứu, Quý khách hàng cần nhập thông tin các trường: Nhãn hiệu tìm kiếm; Nhóm sản phẩm/dịch vụ; Phân loại hình; Tên sản phẩm/dịch vụ;

Lưu ý:

– Nếu tìm kiếm theo tên nhãn hiệu cần được đặt trong dấu * *; Nhãn hiệu có thể viết bằng chữ thường, có dấu. Ngoài ra, có thể tìm kiếm theo “Từ khóa tìm kiếm, số đơn, người nộp đơn….”.

– Nhóm SP/DV cần được tìm kiếm theo nhóm phân loại theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ quốc tế Nice;

– Tên sản phẩm dịch vụ cần được đặt trong dấu * *;

– Quý khách hàng có thể nhập một hoặc nhiều trường. Nếu nhập 1 trường thì kết quả cho ra sẽ rộng hơn; nhập nhiều trường thì sẽ thu hẹp kết quả tìm kiếm.

– Cơ sở dữ liệu này không bao gồm các nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ tại Việt Nam thông qua thỏa ước Madrid;

Như vậy, nếu muốn tra cứu nhanh và kết quả tra cứu tương đối, Quý khách hàng có thể sử dụng hình thức tra cứu online, hoàn toàn miễn phí này.

Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu hàng hóa nâng cao qua Luật Dân Việt

Để biết gần như chính xác tuyệt đối nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ hay không và/hoặc việc mình sử dụng nhãn hiệu có vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, có trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã bảo hộ thành công hay không thì không thể thông qua hình thức tra cứu online được. Bởi lẽ hình thức đó chỉ cho kết quả cao nhất là 60% nếu người tra cứu có kỹ năng tra cứu và có chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Nếu muốn độ chính xác lên đến 95% thì cách thức duy nhất khách hàng có thể sử dụng chính là qua Luật Dân Việt – tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để tra cứu nâng cao.

Quy trình tra cứu tại Luật Dân Việt sẽ diễn ra như sau:

– Quý khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu qua email

– Luật sư của Luật Dân Việt tiến hành tra cứu online và đưa khuyến nghị cho khách hàng có nên đăng ký hay không;

– Gửi mẫu nhãn hiệu cho Chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ qua “kênh tra cứu riêng” để đánh giá về khả năng đăng ký của nhãn hiệu nếu khách hàng vẫn muốn giữ nhãn hiệu đó để đăng ký bảo hộ;

– Chuyển kết quả lại cho khách hàng, thiết kế lại nhãn hiệu (tùy từng trường hợp và theo yêu cầu của khách hàng).

Xem thêm:

Đăng Ký Mã Vạch Ngũ Cốc Cần Chuẩn Bị Hồ Sơ Như Thế Nào?

Chi Phí Xin Giấy Phép Quảng Cáo Được Tính Như Thế Nào?

Luật Dân Việt – tra cứu nhãn hiệu hàng hóa “2 in 1”

Như đã phân tích ở trên, việc tra cứu online có những nhược điểm nhất định cho nên không thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu của Quý khách hàng. Đã có nhiều doanh nghiệp qua hình thức tra cứu online thấy rằng nhãn hiệu của mình có khả năng phân biệt, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác nên đã đầu tư tài chính, nhân lực để quảng bá và phát triển nhãn hiệu. Tuy nhiên sau đó lại bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định từ chối bảo hộ do không đủ điều kiện để đăng ký; bị xử phạt hành chính do có dấu hiệu vi phạm với nhãn hiệu của đơn vị khác hoặc bị tổ chức, cá nhân khác khởi kiện.

Từ những bài học đó, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên tiến hành tra cứu nâng cao. Việc tra cứu này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được về mặt tài chính, tránh lãng phí tiền đầu tư vào một nhãn hiệu không có khả năng đăng ký bảo hộ; đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm về mặt thời gian (thay vì mất 12 tháng để biết nhãn hiệu có đăng ký được không thì nay chỉ mất 03-05 ngày làm việc).

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan