Đăng ký bản quyền âm nhạc nhanh nhất 2023

Thị trường nhạc số phát triển, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đứng trước những thách thức về bảo hộ quyền tác giả trước những hành vi xâm phạm bản quyền. Thực tế cho thấy các hành vi xâm phạm bản quyền hay quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc diễn ra ngày càng phổ biến với mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi và khi có tranh chấp xảy ra, không nhiều tác giả,

Thị trường nhạc số phát triển, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đứng trước những thách thức về bảo hộ quyền tác giả trước những hành vi xâm phạm bản quyền. Thực tế cho thấy các hành vi xâm phạm bản quyền hay quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc diễn ra ngày càng phổ biến với mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi và khi có tranh chấp xảy ra, không nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh được rõ ràng quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc. Chính bởi lý do đó, với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Luật Dân Việt luôn khuyên các cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký bản quyền khi có tác phẩm âm nhạc để bảo vệ tốt nhất các quyền của mình.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Dân Việt sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng cách đăng ký bản quyền âm nhạc đối với tác phẩm của mình trước khi khách hàng đưa tác phẩm âm nhạc ra công chúng để sử dụng.

Bản quyền tác phẩm âm nhạc là gì?

Theo khái niệm thông thường, chúng ta có thể hiểu đơn giản “tác phẩm âm nhạc” bản chất là đoạn nhạc hoặc cấu trúc âm nhạc của 1 đoạn nhạc. Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường được kết hợp bởi 03 yếu tố là giai điệu, hòa âm, tiết tấu.

Tác giả của tác phẩm âm nhạc thường là những nhạc sỹ, người có chuyên môn và am hiểu trong lĩnh vực âm nhạc (nhà soạn nhạc).

Bản quyền tác phẩm âm nhạc chính là việc tác giả khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra thông qua việc đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc.

Đăng ký bản quyền âm nhạc ở đâu?

Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sỹ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thêm 1 cách đơn giản để có thể đăng ký bản quyền âm nhạc là khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền cho khách hàng. Việc ủy quyền cho công ty dịch vụ sẽ giúp khách hàng có thể tránh được những phiền toái không cần thiết trong quá trình đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc có thể được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ giấy trực tiếp tới 1 trong 03 cơ quan đăng ký nêu trên.

Thủ tục Đăng ký bản quyền âm nhạc

Thủ tục Đăng ký bản quyền âm nhạc sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền âm nhạc bao gồm các thông tin như: Tên tác phẩm, ngày hoàn thành tác phẩm, ngày công bố tác phẩm ra công chúng, hình thức công bố tác phẩm, thông tin chủ sở hữu tác phẩm…

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền. Việc soạn hồ sơ rất quan trọng và là căn cứ để Cục bản quyền xem xét trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm. Hồ sơ đăng ký sẽ được nộp tại Cục bản quyền tác giả.

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định hồ sơ

Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký bản quyền và nhận bản gốc giấy chứng nhận đăng ký bản quyền.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc

Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc là căn cứ để Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc bao gồm:

+) Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)

+) Quyết định giao việc cho tác giả hoặc tuyên bố tác giả về chủ sở hữu tác phẩm

+) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập…. của chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)

+) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao chứng thực)

+) 02 bản in tác phẩm trên Giấy A4 có chữ ký & đóng dấu của tác giả/chủ sở hữu

+) Giấy cam đoan của tác giả cam đoan tự sáng tạo ra tác phẩm và không sao chép của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào;

+) Tài liệu khác (tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể)

Sau khi hoàn thành hồ sơ nêu trên, chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ đăng ký tại cục bản quyền tác giả để được xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký

Dịch vụ Đăng ký bản quyền âm nhạc của Luật Dân Việt

Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền âm nhạc với chi phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn, tư vấn chuyên sâu, thời gian thực hiện công việc nhanh, phạm vi tư vấn toàn quốc.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc, Công ty Luật Dân Việt sẽ thực hiện các công việc sau:

+ Tư vấn toàn bộ quy trình đăng ký tác phẩm âm nhạc

+ Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết để đăng ký

+ Trực tiếp soạn thảo hồ sơ đăng ký tác phẩm âm nhạc. Sau khi hồ sơ soạn thảo xong, Luật Dân Việt sẽ gửi hồ sơ cho khách hàng qua email. Hoặc luật sư sẽ đến trực tiếp địa chỉ khách hàng để ký kết.

+ Trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả. Theo dõi hồ sơ, bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên

+ Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Sau đó chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên sở hữu trí tuệ nhiều năm kinh nghiệm, Luật Dân Việt tự tin sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Xem theem:

Bản Quyền Là Gì? Bản Quyền Tiếng Anh Là Gì?

Đăng Ký Mã Vạch Bia Rượu Cần Phải Làm Những Bước Gì?

Chuyên mục HỎI – ĐÁP Đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc

Câu hỏi: Như thế nào được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc?

Tôi là một nhạc sỹ bán chuyên và có sáng tác ra 1 bài hát về tình yêu, bài hát này tôi có chia sẽ với 1 số người bạn của tôi với mục đích giao lưu với nhau, sau 1 thời gian tôi phát hiện bài hát của tôi được phổ biến trên kênh Youtube với thông tin tác giả hoàn toàn là 1 người tôi không hề biết? Luật sư cho tôi hỏi như thế có được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không?

Trả lời:

Chào Anh, với câu hỏi của Anh chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định của Luật SHTT về hành vi xâm phạm quyền tác giả có quy định những hành vi sau đây được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  2. Mạo danh tác giả.
  3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, với việc bên khác sử dụng tác phẩm âm nhạc của Anh mà lại ghi nhận thông tin tác giả là người khác là hành vi mạo danh tác giả và đây được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Để chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc, Anh có thể gửi công văn yêu cầu bên đang sử dụng chấm dứt việc sử dụng tác phẩm ngay lập tức và buộc phải đính chính lại thông tin tác giả. Trường hợp bên vi phạm cố tình không chấm dứt Anh có thể yêu cầu cơ quan chức năng như thanh tra của sở văn hóa thể thao du lịch tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm âm nhạc.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan