Để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì kiểu dáng công nghiệp đó cần phù hợp với các tiêu chuẩn mà pháp luật đã đề ra, đáp ứng các tiêu chí để được bảo hộ độc quyền.
1. Trong quá trình thẩm định nội dung, thẩm định viên phải đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng nêu trong đơn và loại văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Đối tượng nêu trong đơn bị coi là không phù hợp với loại văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu:
- a) Đối tượng đó không phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm;
- b) Đối tượng nêu trong đơn là:
(i) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
(ii) Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
(iii) Hình dáng bên trong (phần không nhìn thấy được) trong quá trình sử dụng sản phẩm (khai thác công dụng của sản phẩm theo cách thức thông thường, được thực hiện bởi bất kỳ người sử dụng nào, không kể các công việc bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa sản phẩm).
2. Thông tư 01 cũng quy định về việc tra cứu thông tin trong việc thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng, cụ thể như sau:
- a) Mục đích tra cứu thông tin
Mục đích tra cứu thông tin là tìm kiếm trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc các kiểu dáng công nghiệp trùng lặp hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn.
- b) Nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc được sử dụng trong quá trình thẩm định nội dung đơn bao gồm các tài liệu sau đây:
(i) Các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và có ngày công bố đơn sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên);
(ii) Các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và các văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp do các tổ chức, quốc gia khác công bố trong vòng 25 năm trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên), được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu kiểu dáng công nghiệp hiện có tại Cục Sở hữu trí tuệ;
(iii) Các thông tin khác liên quan đến kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ thu thập và lưu giữ;
(iv) Các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định (dùng để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại điểm 35.9 của Thông tư này).
- c) Trong trường hợp cần thiết và có thể, việc tra cứu được mở rộng hơn so với nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc.
Xem thêm:
Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật
Dịch vụ đăng ký logo công ty nhanh gọn
3. Báo cáo tra cứu
Kết quả tra cứu phải được thể hiện trong báo cáo tra cứu, trong đó phải ghi rõ lĩnh vực tra cứu, phạm vi tra cứu, kết quả tìm kiếm trong phạm vi đó (thống kê và chỉ rõ các kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được, nguồn gốc thông tin, ngày công bố của thông tin tương ứng) và phải nêu họ tên người lập báo cáo (người tra cứu).
Trong điểm này, “kiểu dáng công nghiệp đối chứng” là kiểu dáng công nghiệp trùng lặp hoặc kiểu dáng công nghiệp tương tự với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, được so sánh với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn khi đánh giá tính mới và tính sáng tạo.