Cách Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Thực Phẩm

Nếu muốn xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm đừng bỏ qua thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm.

Đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm là cách gọi tắt của nhiều người về thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho các yếu tố như hình dáng bên ngoài, tên gọi, công thức,… của sản phẩm thực phẩm.

Cá nhân, tổ chức nào khi kinh doanh thực phẩm cũng có chung một thắc mắc là: làm sao để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng. Qua bài viết về đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm này, Luật Dân Việt sẽ đem đến cho Quý vị một giải pháp pháp lý đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thành công.

Tại sao nhiều doanh nghiệp đã đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm?

Sản phẩm thực phẩm chất lượng được tạo nên bởi nhiều yếu tố như hương vị, màu sắc, giá trị dinh dưỡng,… Do đó doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm để gia tăng giá trị sản phẩm thực phẩm luôn tìm cách cải tiến công thức, công nghệ sản xuất, sáng tạo mẫu mã, bao bì,… Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp thực tế trên để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm, doanh nghiệp đừng bỏ qua thủ tục pháp lý để được pháp luật bảo hộ trọn vẹn quyền, lợi ích của mình. Thực tế, không ít doanh nghiệp chủ quan dẫn đến những tổn hại lớn về kinh tế, danh tiếng.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm không ngần ngại thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ bởi đăng ký sở hữu trí tuệ giúp các quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp được thừa nhận, thực hiện dễ dàng và được bảo vệ. Từ đó đem lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp A đăng ký kiểu dáng công nghiệp thành công, được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, được nhà nước thừa nhận quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và được:

+ Sử dụng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;

+ Chuyển nhượng quyền với kiểu dáng công nghiệp khi không còn sản xuất, kinh doanh sản phẩm;

+ Có căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính, hình sự, dân sự với các hành vi xâm phạm…

Cách đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm

Có nhiều hình thức đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm như:

+ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bảo hộ hình dáng bên ngoài sản phẩm thực phẩm;

+ Đăng ký nhãn hiệu cho tên gọi của sản phẩm;

+ Đăng ký sáng chế cho công nghệ sản xuất ra sản phẩm;….

Tùy vào nhu cầu về đối tượng, phạm vi bảo hộ, Quý vị lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp và thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật. Trong phạm vi hữu hạn của bài viết, để giúp Quý độc giả phần nào hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm, Luật Dân Việt xin hướng dẫn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho hình dáng bên ngoài, bao bì của sản phẩm.

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Quý vị cần:

+ Thiết kế kiểu dáng công nghiệp để đăng ký;

+ Kiểm tra các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp (tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) đã được đáp ứng/ chưa được đáp ứng, trường hợp cần thiết thì điều chỉnh bản thiết kế kiểu dáng công nghiệp;

+ Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm: 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu 03-KDCN, 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, 04 bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp, biên lai đã nộp phí và lệ phí, các tài liệu khác có liên quan trong trường hợp cụ thể;

+ Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ;

+ Nhận văn bằng bảo hộ khi kết thúc quá trình thẩm định, xử lý hồ sơ.

Xem thêm:

Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Online Có Quy Trình Thế Nào?

Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền Hiện Nay Như Thế Nào?

Đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm uy tín ở đâu?

Quý vị mong muốn đăng ký sở hữu trí tuệ thực phẩm không muốn mất thời gian tìm hiểu quy định pháp luật và không phải lo lắng về kết quả khi sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của các đơn vị uy tín – điển hình là dịch vụ của Luật Dân Việt.

Là Tổ chức hỗ trợ chuyên nghiệp các thủ tục pháp lý về sở hữu trí tuệ, trong hơn 10 năm qua, Luật Dân Việt hân hạnh là sự lựa chọn hàng đầu của hàng ngàn cá nhân, tổ chức khi đăng ký sở hữu trí tuệ. Với kinh nghiệm, chuyên môn dày dặn của mình, Luật Dân Việt xây dựng nên dịch vụ trọn gói đem đến những lợi ích tối đa cho Quý khách hàng. Quý vị sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của Luật Dân Việt sẽ được:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp: đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký sáng chế,…;

– Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (theo yêu cầu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

– Hướng dẫn cung cấp thông tin để đội ngũ Luật sư, chuyên viên của chúng tôi soạn hồ sơ đăng ký;

– Đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

– Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu từ phía cơ quan nhà nước khi có vấn đề phát sinh;

– Bàn giao kết quả nhanh chóng;

– Hướng dẫn khai thác quyền sở hữu trí tuệ sau đăng ký;

– Hỗ trợ nhận diện, xử lý hành vi xâm phạm, tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan