Đăng ký bản quyền âm thanh

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ những loại hình tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả bao gồm các tác phẩm về khoa học, văn học và nghệ thuật.

Đăng ký bản quyền âm thanh là việc các cá nhân tổ chức nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả lên Cục bản quyền tác giả ở Hà Nội các văn phòng đại diện.

Âm thanh có được đăng ký bản quyền bảo hộ tác giả hay không? Nếu có được bảo hộ thì Đăng ký với hồ sơ như thế nào? Đây là những câu hỏi được Qúy độc giả gửi về hòm thư Email: tuvanluatdanviet@gmail.com và mong được chúng tôi giải đáp. Vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ trả lời các thắc mắc của Qúy vị thông qua bài viết Đăng ký bản quyền âm thanh theo đúng quy định của Pháp luật.

Âm thanh có là đối tượng được bảo hộ bản quyền không?

Trước khi trả lời cho câu hỏi về có được Đăng ký bản quyền âm thanh hay không thì chúng tôi muốn Qúy vị nắm kỹ hơn về các loại hình được phép Đăng ký bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam. Nhìn chung các loại hình tác phẩm sẽ thuộc các lĩnh vực liên quan đến khoa học, văn học, nghệ thuật. Cụ thể như:

+ Tác phẩm âm nhạc

+ Tác phẩm điện ảnh

+ Tác phẩm báo chí

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

+ Tác phẩm văn học, giáo trình, khoa học, sách giáo khoa, tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

+ Tác phẩm sân khấu;

+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tạo hình;

+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

+ Bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

+ Chương trình máy tính, dữ liệu sưu tập;

+ Tác phẩm nhiếp ảnh;

Như vậy đối với các phẩm là âm thanh chúng ta có thể Đăng ký bản quyền tác giả: VD dưới dạng là tác phẩm âm nhạc.

đăng ký bản quyền sản phẩm

Xem thêm:

Những Điều Kiện Về Đăng Ký Mã Vạch Có Gì Cần Quan Tâm?

Hướng dẫn Đăng ký bảo hộ logo công ty

Theo quy định của pháp luật Đăng ký bản quyền âm thanh được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Trong đơn đăng ký phải đầy đủ các hồ sơ được quy định tại Điều 50 Của Luật Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra cần lưu ý Khi hoàn thành đơn hay các tài liệu liên quan đều phải thực hiện bằng tiếng Việt và một số giấy tờ phải công chứng chứng thực theo đúng yêu cầu từ phía Cục;

Bước 2: Nộp hồ sơ tại đơn vị có thẩm quyền. Cụ thể Nộp hồ sơ Đăng ký bản quyền âm thanh tại Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hà Nội hoặc các Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện nếu như chủ thể đăng ký ở quá xa 3 địa điểm trên.

Bước 3: Nhận cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền tác giả sau 15 ngày khi hồ sơ đã hợp lệ. Khi đến nhận Giấy chứng nhận, người nộp đơn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận cho Cục bản quyền. Trong trường hợp từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Nên tự mình thực hiện Đăng ký bản quyền tác giả hay nhờ đến Luật Dân Việt thực hiện đăng ký?

Không nhất thiết Qúy vị cần phải nhờ đến các đơn vị đăng ký nếu như Qúy vị hiểu rõ về hồ sơ, hoàn thành đơn, hay biết rõ các quy định của Pháp luật về bản quyền. Còn riêng với trường hợp Qúy vị chưa biết hay chưa hiểu các vấn đề liên quan đến Đăng ký bản quyền âm thanh thì tốt nhất để tránh việc thời gian bị kéo dài, hồ sơ bị từ chối do sai sót thông tin thì Qúy vị nên tìm đến một đơn vị có uy tín và năng lực để thực hiện.

Luật Dân Việt tự tin đảm bảo chắc chắn với Qúy vị rằng chúng tôi là một trong những đơn vị thực hiện đăng ký bản quyền có uy tín và năng lực nhất hiện nay. Với cái tâm trong nghề, cùng với đội ngũ chuyên viên làm việc môt cách chuyên nghiệp sẽ luôn làm hài lòng với tất cả vị khách. Vậy nên hãy đến với Luật Dân Việt nếu như Qúy vị có nhu cầu được tư vấn hoặc làm dịch vụ về Đăng ký bản quyền nói chung và Đăng ký bản quyền âm thanh nói riêng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan