Thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm sẽ phức tạp nếu như người tiến hành công việc (chủ sở hữu, cá nhân, đơn vị ủy quyền) không nắm rõ các quy định pháp luật hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn khi triển khai thực hiện.
Thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm là cách gọi tắt của nhiều chủ thể khi muốn đăng ký nhãn hiệu (logo, tên thương hiệu, tem, nhãn mác của sản phẩm), đăng ký kiểu dáng công nghiệp (hình dáng bên ngoài của sản phẩm) và đăng ký sáng chế (công thức đặc biệt, kỹ thuật làm ra sản phẩm). Trong đó, nhãn hiệu là cách hiểu của rất nhiều cá nhân, tổ chức. Do đó nội dung bài viết này Luật Dân Việt chủ yếu dành để giới thiệu về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Quý khách hàng quan tâm đến đăng ký sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp có thể click vào từng đối tượng để biết thêm thông tin.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm là hình thức “tự vệ” nên làm
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang diễn ra khá nghiêm trọng. Trong đó, hình thức xâm phạm chủ yếu là sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là nhái bao bì sản phẩm. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu của nhà sản xuất kinh doanh chân chính mà còn gây hại cho người tiêu dùng.
Vì vậy, thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm là việc làm quan trọng hơn bao giờ hết để doanh nghiệp bảo vệ chính sản phẩm của mình, phòng tránh hành vi gian lận thương mại, làm giả, làm nhái của các chủ thể kinh doanh không lành mạnh.
Những việc cần làm để thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm thành công
Đăng ký nhãn hiệu thực tế không hề đơn giản, để đảm bảo chắc chắn thành công, mọi cá nhân, tổ chức cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong tất cả các bước. Vậy những bước đó là gì lại không phải cá nhân, doanh nghiệp nào cũng biết. Luật Dân Việt hiểu rõ điều đó nên đã giới thiệu quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm tương đối kỹ lưỡng. Các bước cụ thể như sau:
Thiết kế nhãn hiệu
Nhãn hiệu sản phẩm phải có cấu tạo độc đáo, dễ nhận biết và có chức năng phân biệt. Khi thiết kế nhãn hiệu, nên kết hợp phần chữ và phần hình để tác động mạnh đến thị giác của người tiêu dùng. Đặc biệt, phần hình ảnh nên được trình bày ấn tượng, độc đáo, tinh tế để tạo nên sức hấp dẫn của nhãn hiệu.
Ngoài việc đảm bảo tính thẩm mỹ, nhãn hiệu sẽ chỉ được “thông qua” bởi Cục sở hữu trí tuệ nếu như có khả năng phân biệt, không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Như vậy, việc cần làm đầu tiên của cá nhân, doanh nghiệp đó là lựa chọn đơn vị thiết kế uy tín, chuyên nghiệp để thiết kế nhãn hiệu vì nhãn hiệu chính là hình ảnh và câu chuyện của đơn vị bạn.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
Một bộ hồ sơ hợp lệ ngay từ lần đầu tiên sẽ làm cho thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu không phải ai cũng có thể hoàn thiện chính xác vì những lý do sau đây:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu có vô vàn điều cần lưu ý như: Miêu tả nhãn hiệu như thế nào vừa rõ ràng, dễ hiểu, dễ hình dung? Cách phân nhóm hàng hóa, dịch vụ như nào là đúng luật? Cần lưu ý những điểm gì đặc biệt trong tờ khai?…
– Mẫu nhãn hiệu: Nhãn hiệu in theo kích thước nào? Thiết kế nhãn hiệu ra sao để được bảo hộ? Mẫu nhãn hiệu cần dán vào đâu?… Đây cũng là những câu hỏi khó mà không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được…
– Giấy Ủy quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Do đó, việc thứ hai mà cá nhân, tổ chức cần làm đó là: tìm hiểu thật kỹ các quy định của pháp luật để hoàn thiện hồ sơ hoặc tìm một đơn vị có kinh nghiệm xử lý hồ sơ để được hỗ trợ nhanh chóng.
Nộp, theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh trong thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm
Đây là bước gần cuối trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cũng là bước quyết định thành công của việc đăng ký nhãn hiệu. Tại bước này, quý khách hàng cần liên tục theo dõi về tình trạng xử lý hồ sơ, thông báo từ Cục sở hữu trí tuệ và kịp thời phản ánh phúc đáp từ Cục sở hữu trí tuệ.
Nếu tại bước này, chủ thể không xử lý kịp thời thì quý khách hàng có khả năng rất cao là sẽ bị từ chối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Như vậy, tại bước này, hoặc là chủ thể cần dành nhiều thời gian để liên tục theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ, hoặc là qua đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện công việc này.
Xem thêm:
Quy Trình Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Hiện Nay Có Gì Khác Biệt?
Thủ Tục Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Sản Phẩm Hàng Hóa Như Thế Nào?
Luật Dân Việt cam kết thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm thành công
Quý khách hàng thay vì phải tìm 3 đơn vị độc lập để thay mình xử lý các công việc nêu trên, có thể tìm đến Luật Dân Việt là người bạn đồng hành đáng tin cậy. Chúng tôi bằng kinh nghiệm và trách nhiệm của mình cam kết sẽ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm thành công.
– Chúng tôi có đội ngũ thiết kế giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, phục vụ hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam và nước ngoài. Cho nên chỉ cần chúng tôi biết quý khách muốn gì, chúng tôi sẽ làm được hơn sự mong đợi.
– Chuyên viên tiếp nhận xử lý hồ sơ của chúng tôi là những người am hiểu pháp luật, đã rất thành thạo các thủ tục bên Cục Sở hữu trí tuệ và quen với cung cách làm việc của chuyên viên nên chúng tôi biết làm thế nào để hồ sơ hợp lệ và làm thế nào để hồ sơ của quý khách được xử lý sớm nhất.
– Bên cạnh đó, Luật Dân Việt có đội ngũ chuyên viên, luật sư lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin pháp lý làm thế nào để nhãn hiệu được sử dụng vĩnh viễn, làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi bị đối thủ xâm phạm…
Yêu cầu Luật Dân Việt tư vấn, cung cấp dịch vụ
Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết. Thông tin liên hệ cụ thể như sau: