Đăng Ký Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Như Thế Nào?

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc làm cần thiết để ghi nhận quyền của chủ thể đối với các tài sản trí tuệ của bản thân như: nhãn hiệu (logo, thương hiệu), sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại… Qua đó, xác lập một bức tường pháp lý ngăn chặn các hành vi xâm phạm.

Bạn đang có trong tay một nhãn hiệu, sáng chế hoặc một giải pháp hữu ích nào đó? Bạn muốn bằng những quy định của pháp luật xác lập quyền đối với các đối tượng này?… Vậy thì giải pháp hữu hiệu và thực tế nhất chính là thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại cơ quan Nhà nước để quyền của mình đối với các đối tượng đó sớm được thực thi. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ này đôi khi gặp khó khăn mà cá nhân, doanh nghiệp chưa tự mình xử lý được. Bài viết này, Luật Dân Việt sẽ giúp quý khách hàng giải quyết triệt để những khó khăn đó.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng hiểu về các đối tượng trên bằng cách giới thiệu những khái niệm cơ bản.

– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới nhiều tên gọi như: đăng ký nhãn hiệu, đăng ký logo, đăng ký thương hiệu…

– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

– Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

– Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Hình thức nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Khi cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì Nhà nước – bằng những quy định của pháp luật sẽ ghi nhận, xác lập và tạo mọi điều kiện để các chủ thể thực thi quyền của mình. Bên cạnh đó sẽ xác định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và có các biện pháp xử lý hành vi vi phạm.

Luật Dân Việt – lựa chọn tuyệt vời để đăng ký xác lập, thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là không bắt buộc. Việc có đăng ký hay không hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Khi tạo ra một sáng chế/giải pháp hữu ích, một kiểu dáng công nghiệp hay sử dụng một nhãn hiệu doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng đó và khi được cấp văn bằng bảo hộ, đối tượng đó trở thành tài sản của doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu bảo hộ, nếu có người khác cũng tạo ra hay sử dụng đối tượng tương tự, thì người đó có thể đăng ký để trở thành chủ sở hữu, quyền của doanh nghiệp bị thu hẹp hoặc bị phủ định hoàn toàn bởi người được cấp văn bằng bảo hộ. Khi khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Luật Dân Việt, chúng tôi sẽ giúp khách hàng:

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo vệ triệt

Một trong những lý do thôi thúc mọi người thực hiện đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nhiều nhất chính là được pháp luật bảo vệ. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các đơn vị. Để tự vệ, phương pháp duy nhất chính là đăng ký sở hữu công nghiệp.

– Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp gồm các hình thức sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền; Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;

– Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

Tuỳ theo tính chất, nội dung và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, người nắm giữ quyền có thể yêu cầu Toà án áp dụng và thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý sau: Bắt buộc người xâm phạm (bị đơn) chấm dứt hành vi xâm phạm; Bắt buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại, kể cả khoản lợi nhuận đáng lẽ mình thu được khi không xảy ra hành vi xâm phạm của bị đơn; Bắt buộc bị đơn phải trả cho mình chi phí tham gia vụ kiện, kể cả chi phí hợp lý để thuê luật sư.

– Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự

Các tội phạm hình sự liên quan đến QSHCN quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm: Tội xâm phạm quyền tự do sáng tạo (Điều 126); sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156); sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN (Điều 170); xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).

Một số lợi ích khác khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

– Được sử dụng, khai thác tối đa quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ

Khi đã được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể sẽ được sử dụng độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… Doanh nghiệp có thể trực tiếp sử dụng, khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành sử dụng, khai thác. Nếu ủy quyền cho người khác khai thác, cần phải lập văn bản ủy quyền chặt chẽ và hợp pháp, trong đó phải nêu đầy đủ các điều kiện mà người được ủy quyền phải tuân thủ.

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giúp chủ sở hữu chuyển giao, chuyển nhượng tài sản trí tuệ dễ dàng

Doanh nghiệp có thể tham gia các quan hệ trao đổi, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với người khác. Việc chuyển nhượng có thể gồm hai dạng; chuyển giao quyền sử dụng và chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Việc chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cũng phải được thực hiện thông qua một hợp đồng bằng văn bản và phải được đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ.

Xem thêm:

Đăng Ký Mã Vạch GS1 Có Quy Trình Thủ Tục Như Thế Nào?

Đăng Ký Mã Vạch Hàng Hóa Online Phải Làm Như Thế Nào?

Cam kết khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Luật Dân Việt

– Là một trong số ít các tổ chức được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, Luật Dân Việt tự tin có đủ tư cách pháp lý để hỗ trợ giúp quý khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở giấy tờ duy nhất là Giấy ủy quyền

– Toàn diện trong các dịch vụ cung cấp: chúng tôi nhận hỗ trợ quý khách hàng các bước từ thiết kế – đăng ký – tư vấn các vấn đề liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp

– Phương châm nỗ lực hết mình để đảm bảo dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả nhất, quyền lợi của khách hàng được đặt lên hàng đầu

– Cung cấp dịch vụ tận nơi cho khách hàng tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước: khi sử dụng dịch vụ của Luật Dân Việt, khách hàng không cần đi lại, mọi hoạt động bàn giao tài liệu, hồ sơ giấy tờ, lấy chữ ký, con dấu sẽ được nhân viên của chúng tôi thực hiện tại trụ sở công ty của khách hàng hoặc chuyển giao tận tay khách hàng.

Mọi thắc mắc về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan