Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp sẽ được thực hiện theo loạt Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy giáo viên khi chuyển hạng được xếp lương như thế nào?
Căn cứ:
– Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên mầm non;
– Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên tiểu học;
– Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên trung học cơ sở;
– Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên trung học phổ thông công lập.
Hệ số lương mới của giáo viên các cấp từ 20/3/2021
Theo các Thông tư mới, hệ số lương của giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông (THPT) như sau:
*** Giáo viên mầm non
(1) Giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26): Hệ số lương từ 2.1 – 4.89;
(2) Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25): Hệ số lương từ 2.34 – 4.98;
(3) Giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24): Hệ số lương từ 4.0 – 6.38.
*** Giáo viên tiểu học:
(1) Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29): Hệ số lương từ 2.34 – 4.98;
(2) Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28): Hệ số lương từ 4.0 -6.38;
(3) Giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27): Hệ số lương từ 4.4 – 6.78.
*** Giáo viên trung học cơ sở (THCS)
(1) Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32): Hệ số lương từ 2.34 – 4.98;.
(2) Giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31): Hệ số lương từ 4.0 – 6.38;
(3) Giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30): Hệ số lương từ 4.4 – 6.78.
*** Giáo viên trung học phổ thông (THPT)
(1) Giáo viên THPT hạng III (mã số V.07.05.15): Hệ số lương từ 2.34 – 4.98;
(2) Giáo viên THPT hạng II (mã số V.07.05.14): Hệ số lương từ 4.0 – 6.38;
(3) Giáo viên THPT hạng I (mã số V.07.05.13): Hệ số lương từ 4.4 – 6.78.
Theo đó mức lương của giáo viên cao nhất với hệ số đến 6,78 và áp dụng với các hạng viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được ban hành tại các Thông tư mới này.
Giáo viên chuyển hạng được xếp lương như thế nào theo quy định mới? (Ảnh minh họa)
Giáo viên chuyển hạng được xếp lương thế nào?
Việc chuyển từ hệ số lương cũ sang hệ số lương mới được quy định tại khoản 2 Điều 8 của các Thông tư nêu trên:
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.
Theo đó, khoản 1 mục II quy định việc xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức cụ thể như sau:
– Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau:
Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
– Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
– Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới.
Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới”.
Hệ số lương cũ và mới của giáo viên các cấp (Ảnh minh họa)
Bảng hệ số lương cũ và mới của giáo viên các cấp
Hạng
|
Hệ số lương
|
Hạng
|
Hệ số lương
|
Trước ngày 20/3/2021
|
Từ ngày 20/3/2021
|
||
GIÁO VIÊN MẦM NON
|
|||
Hạng II
|
Từ 2,34 – 4,98
|
Hạng I
|
Từ 4,0 – 6,38
|
Hạng III
|
Từ 2,1 – 4,89
|
Hạng II
|
Từ 2,34 – 4,98
|
Hạng IV
|
Từ 1,86 – 4,06
|
Hạng III
|
Từ 2,1 – 4,89
|
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
|
|||
Hạng II
|
Từ 2,34 – 4,98
|
Hạng I
|
Từ 4,4 – 6,78
|
Hạng III
|
Từ 2,1 – 4,89
|
Hạng II
|
Từ 4,0 – 6,38
|
Hạng IV
|
Từ 1,86 – 4,06
|
Hạng III
|
Từ 2,34 – 4,98
|
GIÁO VIÊN THCS
|
|||
Hạng I
|
Từ 4,0 – 6,38
|
Hạng I
|
Từ 4,4 – 6,78
|
Hạng II
|
Từ 2,34 – 4,98
|
Hạng II
|
Từ 4,0 – 6,38
|
Hạng III
|
Từ 2,1 – 4,89
|
Hạng III
|
Từ 2,34 – 4,98
|
GIÁO VIÊN THPT
|
|||
Hạng I
|
Từ 4,0 – 6,38
|
Hạng I
|
Vẫn giữ nguyên như trước
|
Hạng II
|
Từ 2,34 – 4,98
|
Hạng II
|
|
Hạng III
|
Từ 2,1 – 4,89
|
Hạng III
|
Xem thêm: https://luatdanviet.com/bang-luong-giao-vien-mam-non-theo-quy-dinh-moi-tu-20-3-2021