Thủ tục nhập khẩu Hà Nội năm 2023 có gì thay đổi?

Điều kiện nhập khẩu vào Hà Nội sẽ có thay đổi từ 01/7/2021, khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, vậy thủ tục nhập khẩu Hà Nội năm 2021 có gì thay đổi không?

Câu hỏi: Cho em hỏi thủ tục nhập hộ khẩu vào Hà Nội thực hiện như thế nào ạ, tới 01/7 này có gì thay đổi không ạ? – Bùi Khánh Nam (Nam Định)

Trả lời:

Thủ tục nhập khẩu Hà Nội trước 01/7/2021

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, hiện nay thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội cũng được thực hiện theo quy định của Điều 21 Luật Cư trú 2006 và hướng dẫn của Thông tư 35/2014/TT-BCA.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Bản khai nhân khẩu (HK01);

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02);

– Giấy chuyển hộ khẩu (HK07);

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh thuộc điều kiện được nhập hộ khẩu (giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con nếu nhập khẩu theo cha, mẹ hoặc theo con; Giấy đăng ký kết hôn nếu nhập hộ khẩu theo chồng…).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Công an quận, huyện, thị xã để làm thủ tục đăng ký thường trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Trả kết quả:

– Trường hợp được giải quyết đăng ký thường trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

Lệ phí nhập hộ khẩu:

Theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND, mức lệ phí được quy định như sau:

+ Tại các quận: Lệ phí nhập hộ khẩu là 15.000 đồng; Lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu là 20.000 đồng;

+ Tại các khu vực khác: Lệ phí nhập hộ khẩu là 8.000 đồng; Lệ phí cấp mới Sổ hộ khẩu là 10.000 đồng;

– Trường hợp không giải quyết đăng ký thường trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

thủ tục nhập khẩu Hà Nội

Thủ tục nhập khẩu Hà Nội năm 2021 có gì thay đổi? (Ảnh minh họa)

Thủ tục nhập khẩu Hà Nội từ ngày 01/7/2021 có gì thay đổi?

Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 đã bãi bỏ điều kiện đăng ký thường trú riêng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng thời thay đổi phương thức quản lý cư trú từ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy sang phương thức quản lý điện tử.

Theo đó, thủ tục nhập khẩu Hà Nội từ ngày 01/7/2021 thay đổi như sau:

– Thay đổi về hồ sơ;

– Thay đổi về cách thức thực hiện và kết quả;

– Rút ngắn thời gian thực hiện từ 15 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc.

Cụ thể,

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đối với người có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

Đối với trường hợp vợ về ở với chồng (và ngược lại); con về ở với cha, mẹ (và ngược lại); người cao tuổi về ở với anh, chị, em, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động… về ở với ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột…

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác (người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động…)

Đối với người thuê nhà, mượn, ở nhờ

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú (≥ 8m2 sàn/người).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an quận, huyện, thị xã để làm thủ tục đăng ký thường trú.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.

Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là giải đáp về Thủ tục nhập khẩu Hà Nội có gì thay đổi?. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan