Nơi cư trú ổn định là gì? Cách xác định nơi cư trú ổn định?

Mỗi người đều có nơi cư trú và thực hiện thủ tục đăng ký cư trú tại nơi mình sinh sống. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về nơi cư trú ổn định và cách xác định nơi cư trú.

Nơi cư trú ổn định là gì?

Theo Điều 11, Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của công dân:

Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

Nơi thường trú và nơi tạm trú cũng được xem là nơi sinh sống ổn định và đều phải được đăng ký cư trú với cơ quan quản lý cư trú trực tiếp.

Như vậy, nơi cư trú và nơi cư trú ổn định có thể được hiểu như nhau, đó có thể là nơi thường trú, cũng có thể là nơi tạm trú của một người. Tại một thời điểm nhất định thì mỗi người chỉ có một nơi tạm trú và một nơi thường trú.

Cách xác định nơi cư trú ổn định

Đươc quy định tại Điều 12,13,14,15,16,17,18 và 19 Luật Cư trú 2020, cụ thể:

1. Nơi cư trú của công dân

Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

2. Nơi cư trú của người chưa thành niên

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ.

Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ, nơi người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận.

Ngoài ra, nếu cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

Bên cạnh đó, người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

3. Nơi cư trú của người được giám hộ

Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

4. Nơi cư trú của vợ, chồng

Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

Tuy nhiên, vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

5. Nơi cư trú của người học tập, công tác trong lực lượng vũ trang…

– Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, học viên… các trường Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định.

– Nơi cư trú của sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sinh viên, học viên… các trường Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định.

6. Nơi cư trú của người sinh sống, làm nghề lưu động trên tàu, thuyền…

– Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển, là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trư khác.

– Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ.

7. Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo…

Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, trẻ em được nhận nuôi, người khuyết tận đặc biệt nặng…là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp có nơi cư trú khác.

8. Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp

– Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội là cơ sở trợ giúp xã hội.

– Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là nơi cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

9. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó.

Trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.

Bên cạnh đó, người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

Trên đây là giải đáp về Nơi cư trú ổn định là gì và cách xác định nơi cư trú? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho Luật Dân Việt để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Tạm giữ là gì? Thời hạn tạm giữ tối đa là bao nhiêu ngày?

Nhà ở tái định cư là gì?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan