Hợp đồng lao động vô hiệu là gì? Khi nào hợp đồng lao động bị vô hiệu?

Hợp đồng lao động vô hiệu là gì? Trong trường hợp nào thì hợp đồng lao động bị vô hiệu? Cách xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu thế nào? Là thắc mắc của nhiều người hiện nay.

* Khái niệm hợp đồng lao động vô hiệu là gì?

Hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

hop-dong-lao-dong-vo-hieu-la-gi

Các trường hợp nào hợp đồng lao động bị vô hiệu?

Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Cụ thể:

* Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi:

– Toàn bộ nội dung hợp đồng trái pháp luật.

Trong thực tế, ít xảy ra trường hợp vô hiệu này. Lý do vì nhiều doanh nghiệp hiện nay đã có ban pháp chế, cán bộ pháp lý để hỗ trợ trong việc soạn thảo, xem xét hợp đồng trước khi tiến hành ký kết.

– Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền.

Việc ký kết không đúng thẩm quyền hầu hết đều liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người đại diện cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng không phải không có trường hợp hợp đồng được ký với người không phải là đại diện theo pháp luật (cha, mẹ hoặc người giám hộ khác) của lao động dưới 15 tuổi.

Tuy nhiên, trường hợp này có thể dễ dàng khắc phục nếu người có thẩm quyền công nhận kết quả ký kết của người không có thẩm quyền.

– Công việc trong hợp đồng bị pháp luật cấm.

Công việc bị pháp luật cấm là những việc làm bất hợp pháp, có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người, thậm chí là an ninh quốc gia, ví dụ như sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy, pháo, thuốc nổ,…

– Nội dung hợp đồng hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Khi người sử dụng lao động lợi dụng vị thế của mình để quy định nôi dung hợp đồng ngăn cản, cấm đoán người lao động thực hiện quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

* Hợp đồng vô hiệu từng phần khi:

Nội dung phần đó trái luật nhưng không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Ngoài ra, nếu một phần hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định của pháp luật, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc làm hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

Xem thêm:

Đại diện theo pháp luật là gì? Chấm dứt trong trường hợp nào?

Hợp đồng ủy quyền là gì? Có phải công chứng không?

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Hợp đồng lao động vô hiệu chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các bên, Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn xử lý hợp đồng vô hiệu như sau:

* Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ:

– Toàn bộ nội dung hợp đồng trái pháp luật: Hợp đồng bị hủy bỏ.

– Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền: Ký lại hợp đồng.

– Công việc trong hợp đồng bị pháp luật cấm: Ký kết hợp đồng mới.

Nếu không ký được hợp đồng mới thì người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.

– Nội dung hợp đồng hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động: Ký kết hợp đồng mới.

– Nội dung hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định của pháp luật, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Ký kết hợp đồng mới.

* Đối với hợp đồng vô hiệu một phần:

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới.

Riêng hợp đồng vô hiệu một phần do điều khoản về tiền lương thấp hơn quy định chung thì hai bên thỏa thuận lại và sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động phải trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động nhưng không quá 12 tháng.

Ngoài ra, dù hợp đồng vô hiệu theo trường hợp nào thì quyền và lợi ích của người lao động từ khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu đến khi ký kết hợp đồng mới sẽ được giải quyết theo nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan