Cách tính tiền bồi thường giải phóng mặt bằng

Hai loại dự án cần quỹ đất gồm: Dự án vì lợi ích quốc gia, công cộng và dự án vì lợi ích doanh nghiệp. Vậy tiền bồi thường giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án tính thế nào?

Tiền bồi thường được tính theo giá nhà nước

* Trường hợp áp dụng

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người gồm:

+ Thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

+ Thu hồi đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

Lưu ý: Để được bồi thường về đất thì phải đủ điều kiện.

Xem chi tiết tại: Điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

* Cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Theo điểm d khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (đây là một loại giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định). Hay nói cách khác, người có đất thuộc diện bị Nhà nước thu hồi thì không được thỏa thuận giá bồi thường mà sẽ tính theo giá đất cụ thể.

Theo khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, giá đất cụ thể được quy định như sau:

– Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

– Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cấp tỉnh quyết định.

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất (gồm 04 phương pháp: Phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu thập, phương pháp thặng dư) và kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường, UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.

Như vậy, có thể thấy giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường khi thu hồi đất có cách tính phức phức tạp và do UBND cấp tỉnh quyết định, người dân khó có thể tự tính được chính xác thửa đất của mình được bồi thường bao nhiêu tiền khi bị thu hồi mà chỉ được thông báo giá bồi thường.

cách tính tiền bồi thường giải phóng mặt bằng

Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án (Ảnh minh họa)
 

Được tính theo giá thỏa thuận

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của người dân để thực hiện dự án (dự án phục vụ lợi ích của doanh nghiệp); bản chất là mua đất, thuê đất của người dân. Tuy nhiên, không ít người dân hiểu đây là doanh nghiệp thu hồi đất.

* Trường hợp áp dụng

Theo Điều 73 Luật Đất đai 2013, chủ đầu tư được sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh, cụ thể:

– Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

– Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

* Giá chuyển nhượng, giá thuê đất do các bên thỏa thuận

– Đây là trường hợp người sử dụng đất (chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân) chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bán), cho nhà đầu tư thuê quyền sử dụng đất trong một thời hạn nhất định để sản xuất, kinh doanh theo hợp đồng do các bên thỏa thuận.

– Hiện nay, nhiều địa phương có chính sách khuyến khích nhà đầu tư thực hiện theo phương thức này. Để có đất sản xuất, kinh doanh thì nhà đầu tư phải thỏa thuận về giá chuyển nhượng, giá thuê quyền sử dụng đất với người dân mà không thông qua cơ quan Nhà nước.

Trong trường hợp này, Nhà nước không can thiệp về giá chuyển nhượng, giá cho thuê nên người dân có quyền thỏa thuận và đưa ra mức giá cao hơn so với trường hợp Nhà nước thu hồi đất (thường sẽ là như giá thị trường). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người dân đưa ra quá cao mà nhà đầu tư không thể đáp ứng thì dự án không thể thực hiện được.

Kết luận: Cùng là việc cần mặt bằng để thực hiện dự án nhưng với mục đích khác nhau nên pháp luật đất đai quy định cách thức lấy đất và tiền phải trả cho người sử dụng đất là khác nhau, cụ thể:

1. Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thực hiện các dự án để phát triển kinh tế – xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng. Nhà nước có quyền thu hồi đất theo quy định và quyết định giá đất để bồi thường.

+ Người sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất, không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thu hồi.

+ Người sử dụng đất có quyền được thông tin và đóng góp ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định.

2. Nhà đầu tư (chủ yếu là doanh nghiệp) thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh vì lợi ích doanh nghiệp không được phép thu hồi mà chỉ có quyền nhận chuyển nhượng, thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người dân. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải thỏa thuận giá chuyển nhượng, giá thuê, định giá quyền sử dụng đất với người có đất.

Lưu ý: Để tính được tiền bồi thường thì phải căn cứ vào từng thửa đất, thời điểm cụ thể mà không có công thức chung để tính cho tất cả các thửa đất.

>> Quy định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại các tỉnh thành

Luật Dân Việt Tư Vấn

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan