Hội đồng quản trị là một trong những cơ quan quản lý của công ty và chỉ xuất hiện, hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần.
Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày có lẽ chúng ta đã từng không ít lần nghe nhắc đến hoặc chính bản thân nói đến cụm từ “hội đồng quản trị”.
Mặc dù vậy, không phải tất cả chúng ta đều đã biết về khái niệm hội đồng quản trị, số lượng thành viên hội đồng quản trị theo quy định và chức năng hội đồng quản trị như thế nào?
Chính bởi lẽ đó, bài viết này của công ty Luật Dân Việt sẽ dành phần lớn thời lượng để nói về những vấn đề nêu trên, giúp quý vị hiểu rõ hơn về cơ quan hội đồng quản trị của công ty.
Hội đồng quản trị là gì?
Hội đồng quản trị là một trong những cơ quan quản lý của công ty và chỉ xuất hiện, hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần.
– Hội đồng quản trị có thể nhân danh công ty cổ phần để toàn quyền đưa ra các quyết định và thực hiện những quyền cũng như nghĩa vụ của công ty cổ phần đó. Nhưng phải đảm bảo rằng, những quyền và nghĩa vụ trên không nằm trong phạm vi thuộc thẩm quyền thực hiện và giải quyết của Đại hội đồng cổ đông.
– Trong hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần thì theo thứ tự từ trên xuống dưới: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quản lý có vai trò quyết định các vấn đề của công ty cổ phần ở vị trí cao nhất; tiếp đó ở vị trí thứ hai mới chính là Hội đồng quản trị.
Số lượng thành viên hội đồng quản trị?
– Thành viên của hội đồng quản trị được giới hạn số lượng trong khoảng là không dưới 03 thành viên và không trên 11 thành viên.
– Một nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị thông thường kéo dài trong vòng 5 năm
Và mỗi thành viên Hội đồng quản trị cũng có nhiệm kỳ trong thời hạn không quá 05 năm.
Bên cạnh đó, các thành viên của Hội đồng quản trị cũ vẫn có thể được bầu lại trong nhiều nhiệm kỳ mới khác nhau, không bị giới hạn về số nhiệm kỳ tham gia của các thành viên Hội đồng quản trị.
– Thành viên trong Hội đồng quản trị thì không bắt buộc phải là cổ đông của công ty cổ phần đó.
– Trong thời hạn của 1 nhiệm kỳ mà có thành viên bị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì sẽ tiến hành bầu ra thành viên mới để thay thế và bổ sung.
Nhiệm kỳ trong ban Hội đồng quản trị của thành viên mới này không phải là 5 năm như những thành viên Hội đồng quản trị khác mà là thời gian còn lại trong nhiệm kỳ Hội đồng quản trị đó.
Xem thêm: Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty
Quyền hạn, chức năng của hội đồng quản trị như thế nào?
Quyền hạn và chức năng hội đồng quản trị như thế nào? hay nghĩa vụ của hội đồng quản trị được quy định rõ ràng, chi tiết tại khoản 2 điều 149 của Luật doanh nghiệp hiện hành năm 2014.
Cụ thể như sau:
– Đầu tiên, Hôị đồng quản trị có quyền đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, những kế hoạch hàng năm cũng như các kế hoạch trung hạn của công ty cổ phần.
– Tiếp đó, Hội đồng quản trị cũng có thể đưa ra những kiến nghị liên quan đến tổng số cổ phần và loại cổ phần được phép chào bán đối với mỗi loại cổ phần.
– Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị cũng có quyền quyết định về việc có nên bán những cổ phần mới trong tổng số cổ phần được phép chào bán của mỗi loại như trên hay không?
– Ngoài ra, hội đồng quản trị cũng được quyền ra quyết định huy động thêm các nguồn vốn bằng nhiều hình thức khác nữa.
– Những quy định về giá bán trái phiếu và cổ phiếu của công ty cũng do Hội đồng quản trị quyết định
– Việc mua lại cổ phần đã được quy định trong khoản 1 Điều 130 của Luật doanh nghiệp hiện hành 2014 cũng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị.
– Trong phạm vi giới hạn và thẩm quyền nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan thì Hội đồng quản trị còn có quyền đưa ra quyết định, thông qua các dự án và phương án đầu tư.
– Không chỉ thế, Hội đồng quản trị cũng có quyền đưa ra các quyết định liên quan đến các vấn đề như là: cách thức tiếp thị, phương pháp ứng dụng khoa học công nghệ và những giải pháp pha triển, đẩy mạnh mở rộng thị trường.
– Những công việc như là: tổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động của công ty hay ban hành những quy chế nội bộ, cùng với đó là lập chi nhánh, mở các văn phòng đại diện hoặc thành lập công ty con và mua cổ phần công ty khác hay kêu gọi góp vốn, v.v … đều là do Hội đồng quản trị đưa ra quyết định.
– Hội đồng quản trị có nghĩa vụ chỉ đạo, giám sát Tổng giám đốc hay Giám đốc và những người quản lý khác trong việc điều hành quá trình hoạt động kinh doanh của công ty hàng ngày.
– Trước khi phiên họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra thì chính Hội đồng quản trị là cơ quan có trách nhiệm duyệt, thẩm định các nội dụng tài liệu, chương trình dự kiến sẽ đưa ra bàn luận tại cuộc họp.
Và để lấy ý kiến từ phía Đại hội đồng cổ đông nhằm thông qua các quyết định trước đó thì Hôi đồng quản trị có quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
– Hội đồng quản trị cũng là cơ quan đưa ra những kiến nghị về việc giải thể, tổ chức lại hay thậm chí là yêu cầu phá sản đối với công ty cổ phần.
– Hội đồng quản trị có nhiệm vụ lập nên báo cáo tài chính định kỳ hàng năm và trình lên Đại hội đồng cổ đông xem xét, đánh giá.
– Một số quyền, nghĩa vụ và chức năng khác theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ cụ thể của từng công ty cổ phần.
Bài viết trên đây là tổng hợp những nội dung có liên quan đến vấn đề khái niệm hội đồng quản trị là gì? Số lượng thành viên hội đồng quản trị là bao nhiêu? và chức năng hội đồng quản trị như thế nào?
Xem thêm:
Các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp theo Luật mới
Thủ Tục Thay Đổi Người Đại Diện Theo Pháp Luật Công Ty TNHH 2 Thành Viên