Đăng ký dự án đầu tư là một trong thủ tục bắt buộc đối với nhà đầu tư khi triển khai dự án đầu tư. Luật Dân Việt tư vấn thủ tục Đăng ký dự án đầu tư để khách hàng tham khảo.
- Dự án không bắt buộc đăng ký đầu tư:
Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ Việt Nam đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện theo quy định dự án đăng ký đầu tư.
- Dự án đăng ký đầu tư:
2.1 Các dự án đăng ký đầu tư gồm:
– Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ Việt Nam đồng đến dưới 300 tỷ Việt Nam đồng, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, không thuộc danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư;
– Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ Việt Nam đồng đến dưới 300 tỷ Việt Nam đồng, thuộc danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư nhưng nằm trong Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt, đáp ứng các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế;
(Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư)
2.2 Hồ sơ đăng ký đầu tư:
- a) Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu dự án đăng ký đầu tư);
Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- b) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp gồm Dự thảo điều lệ công ty và Danh sách thành viên.
2.3 Dự án đăng ký được cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ Việt Nam đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
2.4 Hồ sơ đăng ký để dược cấp giấy chứng nhận đầu tư:
- a) Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu dự án đăng ký đầu tư);
- b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng Hợp tác kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- d) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
- Dự án thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
3.1. Dự án thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư gồm:
– Dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ Việt Nam đồng trở lên.
– Dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ Việt Nam đồng và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
– Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
3.2.1. Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ Việt Nam đồng trở lên:
- a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- d) Giải trình kinh tế – kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;
- e) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- f) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
- g) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Riêng dự án có quy mô với đầu tư từ 300 tỷ Việt Nam đồng trở lên và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư bổ sung:
- h) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
3.2.2. Đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ Việt Nam đồng và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
- a) Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu dự án đăng ký đầu tư);
- b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
- d) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- i) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
- k) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.3 Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Tùy theo quy mô vốn và lĩnh vực đầu tư, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư được áp dụng theo hai hình thức ở trên.
- Thời gian đăng ký, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ:
4.1. Đối với các dự án đăng ký đầu tư hoặc dự án thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Thái Nguyên, BQL các Khu công nghiệp:
– Đối với dự án đăng ký đầu tư: Không quá 15 ngày làm việc.
– Đối với dự án thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Không quá 20 ngày làm việc.
4.2. Đối với các dự án thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Trung ương:
– Không quá ba mươi ngày; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày.
– Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Xem thêm: Thủ Tục Điều Chỉnh Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư Mới Nhất