Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Nhãn Hiệu – “Bước Đệm” Để Nâng Tầm Doanh Nghiệp

Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích quan trọng bao gồm cả lợi ích hiện tại và tương lai. Bài viết dưới đây của Luật Dân Việt sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ tục này để khách hàng tham khảo.

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước ngày càng gay gắt. Bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào được ưa thích trên thị trường cũng đều nhanh chóng bị các đối thủ khác đưa ra những sản phẩm tương tự. Để bảo vệ được lợi ích của mình và gia tăng uy tín với đối tác và khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu hay nói đơn giản hơn là đăng ký nhãn hiệu.

Những lợi ích khi đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Theo quy định về pháp luật sở hữu trí tuệ, Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những tinh hoa, đúc kết từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người, nhãn hiệu là một trong những tài sản đó. Khi đăng ký sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức đăng ký sẽ được độc quyền công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm, dịch vụ gắn với nhãn hiệu này.

Trên thực tế ở Việt Nam đã có những bài học đắt giá về việc chậm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước như vụ việc của: cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi… Những doanh nghiệp đều bị một tình trạng chung là mất tên trước khi đăng ký thương hiệu, điều đó làm cho hàng hóa của doanh nghiệp không thể tiếp cận thị trường nước ngoài, bởi vì khi xuất khẩu sang nước khác thì bên nước đó nhãn hiệu kia đã được bảo hộ cho một chủ thể khác mà họ không hề biết. Chẳng những thế còn khiến các doanh nghiệp phải mất rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức để lấy lại nhãn hiệu, thương hiệu của mình.

Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu sẽ bảo đảm được việc xử lý, ngăn chặn và ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu mà không được chủ sở hữu đồng ý. Mặt khác, đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo ra môi trường kinh doanh an toàn và lành mạnh.

Xem thêm:

Bảng Giá Đăng Ký Mã Vạch Được Quy Định Cụ Thể Ở Đâu?

Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền Hiện Nay Như Thế Nào?

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức muốn đăng ký cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu tối thiểu sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định (Có thể tải mẫu tờ khai trên trang web của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam);

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký: Tối thiểu 07 mẫu với kích thước không vượt quá 8×8 cm;

– Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà cá nhân, tổ chức kinh doanh muốn đăng ký.

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký;

Ngoài những giấy tờ trên, trường hợp chủ sở hữu gồm nhiều người thì phải có Bản cam kết đồng chủ sở hữu, nếu như mẫu nhãn hiệu chủ sở hữu muốn đăng ký tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó của chủ thể khác thì phải có Văn bản đồng ý của chủ thể đó, hoặc trường hợp chủ sở hữu đăng ký theo hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết thì phải có những giấy tờ, tài liệu chứng minh…

Sau khi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ, lúc này đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ trải qua một quá trình thẩm định cho đến khi được cấp văn bằng. Quá trình này gồm hai giai đoạn chính là thẩm định hình thức và thẩm định nội dung. Từ đó sẽ xác định xem hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật hay chưa? Nhãn hiệu có bị trùng, tương tự với nhãn hiệu khác không?…. Trường hợp hồ sơ đã đáp ứng các yêu cầu thì sẽ có thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trường hợp hồ sơ không đáp ứng một trong các yêu cầu thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra công văn yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung, làm công văn phúc đáp nêu được đặc điểm nổi bật của nhãn hiệu hoặc bị từ chối nhãn hiệu.

Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu có thể đại diện cho các cá nhân, tổ chức tiến hành công việc trực tiếp với Cục sở hữu trí tuệ, tư vấn từ trước quá trình đăng ký đến khi khách hàng đã được cấp văn bằng bảo hộ và cả thời gian sau đó. Hãy lựa chọn Luật Dân Việt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp!

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan