Đăng ký sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh được các chủ thể thực hiện rất nhiều để phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc đăng ký sẽ được thực hiện theo quy trình theo quy định của pháp luật.
Các chủ thể sản xuất, kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng quan tâm hơn đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ của mình. Bởi vì đăng ký sở hữu trí tuệ mang những ý nghĩa, mục đích khác nhau.
Vậy, mục đích của đăng ký sở hữu trí tuệ là gì? Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào? Cùng Luật Dân Việt tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục đích đăng ký sở hữu trí tuệ?
Đăng ký sở hữu trí tuệ không phải quy định bắt buộc nhưng hầu hết các chủ thể tại thành phố Hồ Chí Minh đều thực hiện nhằm mục đích sau đây:
– Với nhóm quyền tác giả: Các chủ thể không cần đăng ký thì tác phẩm, sản phẩm của mình vẫn được bảo hộ tuy nhiên khi có tranh chấp thì việc chứng minh quyền sở hữu sẽ trở nên khó khăn.
Khi thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu sẽ dễ dàng chứng minh quyền sở hữu của mình khi có tranh chấp phát sinh.
– Với nhóm quyền sở hữu công nghiệp: Pháp luật sẽ bảo hộ cho sản phẩm trí tuệ của các chủ thể thực hiện đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ đảm bảo cho các chủ thể được độc quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng sản phẩm của mình để thu lợi nhuận.
– Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp các chủ thể chống lại các hành vi gian lận của các chủ thể kinh doanh khác và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý khi phát hiện ra các hành vi đó.
– Khi có căn cứ được pháp luật bảo hộ, các chủ thể có thể dễ dàng huy động nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh của mình, nhất là nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc từ nước ngoài.
– Thông qua văn bằng bảo hộ đã được cấp, các chủ thể có thể tạo dựng được niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp và phân biệt được với các sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể khác hoặc hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Đăng ký sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh ở đâu?
Đăng ký sở hữu trí tuệ được chia thành ba nhóm cơ bản là đăng ký bản quyền tác giả (quyền tác giả, quyền liên quan quyền tác giả), đăng ký sở hữu công nghiệp (sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí) và đăng ký giống cây trồng (giống cây trồng và vật liệu nhân giống).
– Đối với đăng ký quyền tác giả, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký là Cục Bản quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và có 2 văn phòng đại diện được đặt tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
– Đối với đăng ký sở hữu công nghiệp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký là Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ cũng có trụ sở chính tại Hà Nội và có 2 văn phòng đại diện được đặt tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
– Đối với đăng ký giống cây trồng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký là Cục Trồng trọt có trụ sở tại Hà Nội và không có văn phòng đại diện tại các tỉnh thành khác.
Như vậy, đối với trường hợp đăng ký quyền tác giả, đăng ký sở hữu công nghiệp, các chủ thể có thể lựa chọn nộp hồ sơ tại văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh hoặc nộp hồ sơ tại trụ sở chính miễn là thuận tiện, phù hợp với các chủ thể.
Riêng với trường hợp đăng ký giống cây trồng, các chủ thể cần nộp hồ sơ đăng ký tại trụ sở của Cục Trồng trọt tại Hà Nội.
Ngoài ra, các chủ thể có thể nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua các đơn vị, công ty có cung cấp dịch vụ. Các đơn vị này sẽ đại diện chủ thể thực hiện các công việc cần thiết và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nêu trên.
Xem thêm:
Thời Gian, Hồ Sơ, Chi Phí Đăng Ký Mã Vạch Mọi Người Nên Biết!
Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền Hiện Nay Như Thế Nào?
Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh
Khi đăng ký sở hữu trí tuệ, các chủ thể cần phải thực hiện theo quy trình đăng ký bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước đăng ký sở hữu trí tuệ
– Xác định đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ theo phân loại nhóm;
– Thể hiện đối tượng đăng ký trên giấy, trên mẫu vật theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện công chứng, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự một số giấy tờ, tài liệu theo quy định;
– Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký cho đối tượng của mình.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền
– Hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ phù hợp với đối tượng đăng ký theo quy định của pháp luật;
– Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho Cục Bản quyền tác giả, Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Cục Trồng trọt tùy theo đối tượng sở hữu trí tuệ đăng ký.
Bước 3: Xử lý hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Khi nhận được hồ sơ đăng ký từ các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý hồ sơ trong thời hạn quy định, cụ thể:
– Đối với nhóm quyền tác giả và giống cây trồng: Thời gian xử lý hồ sơ là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký.
– Đối với nhóm quyền sở hữu trí tuệ: Thời gian xử lý hồ sơ bao gồm:
+ Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ khi nhận được hồ sơ.
+ Thời gian công bố hồ sơ trong là trong vòng 02 tháng kể từ khi hồ sơ hợp lệ.
+ Thời gian thẩm định nội dung trong thời hạn là không quá 18 tháng đối với sáng chế, không quá 09 tháng đối với nhãn hiệu, không quá 07 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp, không quá 06 tháng đối với chỉ dẫn địa lý.
Bước 4: Nhận kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ
Sau thời gian xử lý hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ nêu trên các chủ thể sẽ được cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu trí tuệ của mình.
Nếu hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ còn vấn đề thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối từ bên thứ ba thì thời gian xử lý và cấp văn bằng bảo hộ có thể bị kéo dài hơn so với thời gian nêu trên.
Đối với mỗi đối tượng khác nhau thì thời gian bảo hộ là khác nhau, khi hết thời hạn bảo hộ thì các chủ thể phải tiến hành gia hạn thì đối tượng sở hữu trí tuệ mới được tiếp tục bảo hộ.
Do đó, các chủ thể theo dõi và thực hiện gia hạn để không bị các chủ thể khác xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp.