Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là Cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, là nơi tiếp nhận và xử lý đăng ký thương hiệu cho các cá nhân tổ chức.
Để bảo vệ được thương hiệu kinh doanh của mình trước đối thủ cạnh tranh cũng như những đơn vị lợi dụng thương hiệu để làm hạ uy tín, làm mất lòng tin của khách hàng thì việc đăng ký thương hiệu cục sở hữu trí tuệ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hoạt động đăng ký thương hiệu được diễn ra tại cục sở hữu trí tuệ. Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam là một trong những cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp về sở hữu trí tuệ. Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Cục sở hữu trí tuệ có tư cách pháp nhân có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Vai trò của Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình cấp văn bằng bảo hộ
– Tiếp nhận đơn đăng ký thương hiệu của cá nhân, tổ chức có đủ tư cách nộp đơn theo quy định.
– Xem xét đơn theo trình tự: thẩm định hình thức, công bố hợp lệ, thẩm định nội dung.
– Nếu đơn đăng ký thương hiệu đáp ứng đủ các điều kiện như luật quy định cấp văn bằng bảo hộ cho cá nhân, tổ chức xin bảo hộ.
– Tiếp nhận và đưa ra chế tài xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng.
– Các vai trò khác theo quy định của pháp luật.
Đăng ký thương hiệu cục sở hữu trí tuệ có thật sự quan trọng hay không?
Đăng ký thương hiệu cục sở hữu trí tuệ thực sự rất quan trọng bởi vì nó là cơ sở pháp lý giúp cho chủ sở hữu xác định được quyền sở hữu đối với thương hiệu mình kinh doanh. Khi xảy ra bất kỳ cạnh tranh nào đối với đối thủ khác thì chúng ta được bảo vệ về mặt pháp lý.
Việc đăng ký thương hiệu giúp ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại làm tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời đây là một trong những dấu hiệu để giúp cho người tiêu dùng phân biệt hàng giả hàng nhái hoặc những đơn vị cạnh tranh kinh doanh cùng mặt hàng với nhau.
Đây là một trong những cách giúp cho việc ngăn chặn đơn vị khác sử dụng thương hiệu mà bạn đang kinh doanh đi đăng ký thương hiệu độc quyền khi đó bạn không được phép sử dụng rộng rãi thương hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Thương hiệu của mình nếu được bảo hộ tốt sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn cho doanh nghiệp.
Rủi ro có thể xảy ra khi không đăng ký thương hiệu Cục sở hữu trí tuệ
Không được Nhà nước bảo hộ khi xảy ra tranh chấp
Quyền được pháp luật bảo hộ đối với nhãn hiệu chỉ đặt ra khi mà nhãn hiệu đã được đăng ký và được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Khi nhãn hiệu không được đăng ký, nếu có tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp của bạn sẽ bị thiệt hại.
Không đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro pháp lý
Không đăng ký nhãn hiệu, không trải qua quá trình tra cứu nhãn hiệu, bạn không thể biết nhãn hiệu doanh nghiệp bạn đang sử dụng có trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó hay không. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp bạn có thể đứng trước rủi ro bị chủ sở hữu của nhãn hiệu đã được bảo hộ kiện bất cứ lúc nào.
Không đăng ký thương hiệu Cục Sở hữu trí tuệ khiến doanh nghiệp mất đi nhiều lợi ích kinh tế
Nếu khách hàng còn chần chừ trong việc đăng ký thương hiệu thì rất có thể doanh nghiệp đối thủ có thể lấy chính thương hiệu của bạn đi đăng ký. Và doanh nghiệp đối thủ được hưởng thành quả từ mọi công sức quảng cáo và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Những điểm cần lưu ý khi đăng ký thương hiệu cục sở hữu trí tuệ
– Trước khi đăng ký cần kiểm tra các điều kiện bảo hộ để thiết kế mẫu nhãn hiệu phù hợp.
– Cập nhật bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ Ni- xơ mới nhất tại Cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ để phân nhóm sản phẩm, dịch vụ chính xác.
– Đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức của đơn đăng ký thương hiệu để được chấp nhận hồ sơ.
– Kiểm tra danh sách các đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể đã được công bố tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ.
– Nộp lệ phí, phí tại bộ phận thu phí thuộc Cục Sở hữu trí tuệ.
Tại sao nhiều người e ngại đăng ký thương hiệu Cục Sở hữu trí tuệ?
Đã từng làm việc với 3000+ doanh nghiệp nên chúng tôi rất thấu hiểu nguyên nhân khách hàng không đăng ký hoặc chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu. Cụ thể những băn khoăn chủ yếu của khách hàng là:
– Thiết kế logo ở đâu chất lượng?
– Soạn thảo hồ sơ thế nào để hợp lệ? Trong đó khó nhất là vấn đề điền tờ khai.
Khách hàng thường cảm thấy mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một việc tương đối khó khăn: mô tả theo trình tự nào, màu sắc ra sao khi vừa có yếu tố hình học, chữ, màu sắc là những vấn đề khiến nhiều khách hàng lo lắng… Chưa kể, nhiều khách hàng không biết cách phân loại hàng hóa và nhóm hàng hóa cần đăng ký…
– Lựa chọn công ty nào để tư vấn các vấn đề trước và sau khi đăng ký nhãn hiệu?
– Lựa chọn tổ chức nào để yên tâm về vấn đề hỗ trợ, chăm sóc khách hàng?
– Lựa chọn đơn vị nào để chi phí hợp lý nhất?
Xem thêm:
Các Bước Đăng Ký Mã Vạch Mới Nhất Hiện Nay Theo Quy Định Pháp Luật
Quy Trình Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Hiện Nay Có Gì Khác Biệt?
Thời gian đăng ký thương hiệu cục sở hữu trí tuệ
Thời gian đăng ký thương hiệu của cục sở hữu trí tuệ kéo dài hơn khoảng 1 năm. Đây là thời gian ngắn nhất nếu như hồ sơ không có vấn đề. Còn nếu như hồ sơ đăng ký có trùng lặp hoặc có khiếu nại của bên thứ ba thì vấn đề xử lý hồ sơ có thể kéo dài từ 18 cho đến 20 tháng.
Do đó để rút ngắn thời gian đăng ký cũng như hạn chế việc tốn quá nhiều công sức trong việc đăng ký thương hiệu cục sở hữu trí tuệ thì bạn nên tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ này để họ có thể tư vấn và hỗ trợ bạn tốt nhất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về việc đăng ký thương hiệu nhưng để tìm kiếm được một đơn vị cung cấp dịch vụ này chất lượng uy tín là điều mà khách hàng cực kỳ quan tâm.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Dân Việt
Có thể khẳng định Cục Sở hữu trí tuệ có vai trò chủ đạo trong việc tiếp nhận và xem xét đơn đăng ký thương hiệu. Nhận thấy vai trò quan trọng đó Luật Dân Việt luôn có sự liên kết với Cục Sở hữu trí tuệ khi làm việc ở các công việc:
– Có kênh kết nối trực tiếp với chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ, dễ dàng tra cứu chuyên sau đối với mẫu nhãn hiệu, hạn chế tối đa nhãn hiệu bị trùng lặp không có khả năng đăng ký.
– Trực tiếp nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, nên thành thạo trong việc xếp số nộp hồ sơ, nộp phí và lệ phí,…
– Rút được nhiều kinh nghiệm khi làm việc tại Cục Sở hữu trí tuệ nên xử lý nhanh gọn bộ hồ sơ cần có của đơn đăng ký thương hiệu.
– Trong quá trình Cục Sở hữu trí tuệ xem duyệt đơn, luôn theo sát quá trình, nắm bắt thông tin tình hình đơn đăng ký qua các khâu thẩm định.
– Trực tiếp nhận kết quả tại Cục sở hữu trí tuệ nên dễ dàng kiểm tra văn bằng bảo hộ do Cục cấp. Nếu có sự sai sót trong quá trình cấp, kịp thời yêu cầu chỉnh sửa