Đồng phạm là gì? Căn cứ nào để xác định vụ án đồng phạm?

Bài viết sau sẽ giải thích các vấn đề về đồng phạm và căn cứ để xác định vụ án đồng phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Đồng phạm là gì?

Tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đồng phạm như sau:

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

– Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

– Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Căn cứ để xác định vụ án đồng phạm

Căn cứ khách quan

– Số lượng người phạm tội trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

– Tính liên kết về hành vi: Những người là đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của tất cả đồng phạm đều hướng về một tội phạm, cùng tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện tội phạm thuận lợi.

– Hậu quả do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy.

Căn cứ chủ quan

Tất cả đồng phạm đều thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý. Họ đều thấy trước hành vi của của mình và những đồng phạm khác là nguyên nhân dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Trên đây là giải đáp về Đồng phạm là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm:

Tập quán là gì? Trường hợp nào được áp dụng tập quán?

Đại diện ủy quyền là gì? 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan