Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Đối với một cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm nào cũng cần phải xin được cấp giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm (trừ những trường hợp như người bán hàng rong, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc dạng nhỏ lẻ, kinh doanh những mặt hàng thực phẩm được đóng gói sẵn…)

Đối với một cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm nào cũng cần phải xin được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (trừ những trường hợp như người bán hàng rong, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc dạng nhỏ lẻ, kinh doanh những mặt hàng thực phẩm được đóng gói sẵn…)

Hồ sơ cần chuẩn bị

Giấy phép sẽ được cấp đối với những danh mục thực phẩm nhất định, người chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm sẽ làm hồ sơ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trình lên cơ quan nhà nước có trách nhiệm và thẩm quyền. Những cơ quan này sẽ nhận hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP và thực hiện điều tra thẩm định những cơ sở này, nếu cơ sở nào đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì sẽ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Hiện nay, Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATTP được đóng thành 1 quyền, gồm:

– Đơn yêu cầu cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở đủ điều kiện (mẫu đơn có sẵn)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đăng ký ngành kinh doanh thực phẩm (bản sao có dấu xác nhận của cơ sở)

Bản thuyết minh những cơ sở trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất nói chung có đảm bảo an toàn thực phẩm (có dấu xác nhận của cơ sở), gồm:

Bản thiết kế sơ đồ mặt bằng của cơ sở và những khu vực lân cận.

Bản vẽ sơ đồ mô tả quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối thực phẩm

Bản thuyết minh cơ sở vật chất của cơ sở.

– Chứng nhận chủ sở hữu hay người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm:

Cơ sở dưới 30 người: giấy xác nhận có dấu của cơ sở (bản sao)

Cơ sở trên 30 người: danh sách được tập huấn có dấu xác nhận của cơ sở.

– Giấy xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở , người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh; thông báo kết quả cấy phân âm tính đối với những mầm bệnh gây bệnh liên quan đến đường ruột như tả lỵ, trực khuẩn, thương hàn… đối với những cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm ở những vùng có dịch tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của bộ Y tế.

Xem thêm:

Khi Nào Phải Xin Giấy Phép Công Bố Mỹ Phẩm Tại Thanh Hóa?

Giấy Phép Công Bố Mỹ Phẩm Có Giá Trị Gì Đối Với Doanh Nghiệp?

Chi phí xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ATTP

Chi phí cấp giấy chứng nhận cho lần đầu tiên: 150.000 đồng

Lệ phí gia hạn (xin cấp lại): 150.000 đồng

Bên cạnh đó, trong và sau khi xin cấp giấy, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn cần nộp những lệ phí thẩm định cơ sở, hồ sơ, chi phí kiểm tra định kỳ…

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan