Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là gì? Các nội dung chính hội đồng hòa giải

Tranh chấp lao động cá nhân trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp là điều khó tránh nên cần thiết thành lập hội đồng hòa giải. Vậy hội đồng hòa giải lao động cơ sở là gì?

Khái niệm hội đồng hòa giải lao động cơ sở là gì?

Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được thành lập ở doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời.

Như vậy có thể hiểu đơn giản hội động hòa giải lao động cơ sở là tổ chức có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Thành phần của hội đồng hòa giải lao động cơ sở

Hội đồng hòa giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên, gồm số đại diện ngang nhau của người sử dụng lao động và tập thể người lao động, số lượng thành viên của hội đồng do hai bên thoả thuận.

Nhiệm kì của hội đồng hoà giải lao động cơ sở là hai năm, đại diện của mỗi bên luân phiên nhau làm Chủ tịch và Thư ký hội đồng.

Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập, thay đổi, bổ sung các thành viên của hội đồng. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thỏa thuận và nhất trí. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động của hội là hòa giải theo quy định của pháp luật.

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở có thẩm quyền hoà giải tất cả vụ tranh chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp khi đương sự yêu cầu. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo điều kiện cần thiết cho hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoạt động.

Xem thêm:

Yếu tố nguy hiểm là gì? 

Thông báo lưu trú trực tuyến là gì?

Trình tự hòa giải tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

Trình tự các bước được tiến hành như sau:

Bước 1: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở tiến hành hòa giải chậm nhất 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải với sự có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ.

Bước 2: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét và nếu được hai bên chấp nhận thì lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên, của Chủ tịch và Thư kí hội đồng hòa giải lao động cơ sở.

Bước 3: Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai mà không có lý do chính đáng thì hội đồng hòa giải lao động cơ sở lập biên bản hòa giải không thành và gửi bản sao cho hai bên trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày lập biên bản và mỗi bên đều có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan