Lợi nhuận trước thuế được tính toán và ghi nhận trong báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế thể hiện việc kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
Lợi nhuận trước thuế được xem là một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp khi chủ đầu tư tìm hiểu và quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Hiện nay, có nhiều người nhầm lẫn với lợi nhuận sau thuế.
Vậy lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế như thế nào? Cùng Luật Dân Việt tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lợi nhuận trước thuế trong bài viết dưới đây.
Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế theo ngôn ngữ kế toán được gọi là EBIT là số lợi nhuận của doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi phần tiền bỏ ra để thực hiện kinh doanh nhưng chưa tính đến phần thuế phải nộp cho cơ quan thuế và tiền lãi.
Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch, có lãi hay thua lỗ của các doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế giúp cho doanh nghiệp giảm trừ được những rủi ro, tránh khỏi những phát sinh không đáng có.
Lợi nhuận trước thuế cũng là cơ sở để chủ đầu tư nắm được toàn bộ các chỉ số quan trọng, quyết định đầu tư hay không đầu tư vào doanh nghiệp này và giám sát mô hình vận hành trong nội bộ doanh nghiệp khi quyết định đầu tư.
Bởi vì, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thực nhận được của doanh nghiệp, là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả đó, người ta mới đánh giá được doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay không có lãi và lãi bao nhiêu.
Một số doanh nghiệp được khấu trừ thuế, giảm thuế, miễn thuế nên lợi nhuận sau thuế có thể sẽ rất cao nhưng sẽ không phải án được trực tiếp lãi kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế cũng có ý nghĩa to lớn đối với các nhà phân tích đầu tư và đánh giá sự phát sinh tín dụng. Lợi nhuận trước thuế cung cấp những số liệu cực kỳ chính xác, giúp quá trình đánh giá của các chuyên gia được chính xác hơn, hạn chế tối đa sự sai sót.
Vậy công thức tính lợi nhuận trước thuế là gì?
Công thức tính lợi nhuận trước thuế?
Lợi nhuận trước thuế bao gồm tất cả các khoản lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận phát sinh khác. Lợi nhuận trước thuế được tính bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí.
Cụ thể, công thức tính lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh
Trong đó: Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.
Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.
Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.
Sau khi đã tổng hợp số liệu và hoàn thành xong các bước xác định chi phí thì ta mới có thể xác định chính xác lợi nhuận trước thuế từ đó có thể xác định đúng về tình trạng lãi, lỗ của doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có tổng doanh thu trong quá trình kinh doanh là 10 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp A đã mua sản phẩm từ công ty X với tổng số tiền là 4 tỷ. Chi phí vận chuyển kho hàng của công ty X về kho hàng của doanh nghiệp A là 500 triệu. Chi phí thuê nhân viên và chi phí thuê địa điểm tổng là 1 tỷ. Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến cho khách hàng là 200 tr. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh là 100tr.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A là:
10 tỷ – (4 tỷ + 1 tỷ + 500tr + 200tr) – 100tr = 4,2 tỷ
Như vậy, doanh nghiệp A đang kinh doanh có lãi.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có tổng doanh thu trong quá trình kinh doanh là 5 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp A đã mua sản phẩm từ công ty Y với tổng số tiền là 4 tỷ. Chi phí vận chuyển kho hàng của công ty Y về kho hàng của doanh nghiệp B là 500 triệu. Chi phí thuê nhân viên và chi phí thuê địa điểm tổng là 1 tỷ. Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến cho khách hàng là 200 tr. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh là 100tr.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A là:
5 tỷ – (4 tỷ + 1 tỷ + 500tr + 200tr) – 100tr = – 800tr
Như vậy, doanh nghiệp B đang kinh doanh lỗ.
Xem thêm:
Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Sổ bảo hiểm xã hội do ai giữ?
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau là gì? Ai được hưởng?
Có được chia lợi nhuận trước thuế không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải chia lợi nhuận sau thuế cũng không có quy định không được chia lợi nhuận sau thuế. Do đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện chia lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi các khoản thuế với cơ quan thuế nên các doanh nghiệp cần phải kê khai đúng lợi nhuận trước thuế và tính đúng phần thuế phải nộp và các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác để có căn cứ chia lợi nhuận.
Trong các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động, thường chia lợi nhuận sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các chủ thể khác.
Việc chia lợi nhuận khi chưa tính thuế có thể dẫn đến sai sót và việc lấy lại lợi nhuận từ các chủ thể cũng có thể có khó khăn, chậm lấy lại hoặc có nhiều trường hợp không thể lấy lại được dẫn đến việc thất thoát khoản tiền đáng kể cho doanh nghiệp.
Hy vọng với bài chia sẻ trên đây, Quý độc giả đã nắm được lợi nhuận trước thuế là gì và công thức tính lợi nhuận trước thuế.