Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hiểu là một thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm công nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và công sức của nhiều người và là tài sản hết sức có giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi kiểu dáng công nghiệp được ra đời, các doanh nghiệp thường đăng ký kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hiểu là một thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm công nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp. Thông qua hoạt động đăng ký này chứng tỏ sự thừa nhận của cơ quan nhà nước về quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Đăng ký bảo hộ là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của chủ sở hữu, tác giả, nhất là trong thời đại hiện nay, khi mà những sản phẩm công nghiệp ngày càng nhiều và hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng diễn ra không ít.
Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục đăng ký, Quý vị không thể bỏ qua những lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:
Thứ nhất: Về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Có 3 loại sản phẩm không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm có đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có, hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ thuần túy có giá trị thẩm mỹ.
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp
– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
Về điều kiện bảo hộ thì gồm có 3 điều kiện lớn:
– Phải đảm bảo đối tượng dự định đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp có tính mới, tức là sản phẩm phải có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được công khai trước đó dưới bất kì hình thức nào.
– Phải đảm bảo được tính sáng tạo của sản phẩm dự định đăng ký kiểu dáng công nghiệp, tức là kiểu dáng công nghiệp không được tạo ra một cách dễ dàng với người có hiểu biết trung bình.
– Đảm bảo sản phẩm đó có khả năng áp dụng để sản xuất hàng loạt.
Thứ hai: Chủ thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì những chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm 3 đối tượng:
– Tác giả: Nếu trong trường hợp tác giả là người trực tiếp đầu tư vốn và công sức để tạo ra sản phẩm thì tác giả sẽ có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm mình tạo ra
– Tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho tác giả trong quá trình tạo ra sản phẩm hoặc giao kết hợp đồng với tác giả để sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp;
– Nhà nước: Trong trường hợp được tạo ra dựa vào nguồn ngân sách nhà nước thì nhà nước cũng trở thành chủ thể được đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Thứ ba: Về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp chỉ được cấp cho một chủ thể duy nhất mà trường hợp nhiều chủ thể cùng đăng ký bảo hộ cho một kiểu dáng công nghiệp cũng không phải hiếm. Chính vì vậy, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đề ra để đảm bảo được tính độc quyền của bằng bảo hộ.
Trong trường hợp mà các tổ chức, cá nhân đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng nhau thì văn bằng bảo hộ sẽ ưu tiên cấp cho đơn đăng ký hợp lệ và có ngày đăng ký sơm nhất.
Trong trường hợp nếu các chủ thể cùng nộp đơn vào cùng một thời điểm thì văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho một chủ thể duy nhất có đơn đăng ký hợp lệ dựa trên sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Trường hợp nếu không đạt được thỏa thuận tthifttas cả chủ thể nộp đơn sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thứ tư: Về nguyên tắc ưu tiên
Nếu đơn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thì chủ thể nộp đơn có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên
Thứ năm: Về quyền sử dụng cùng kiểu dáng công nghiệp của chủ thể không đăng ký bảo hộ
Nếu chủ thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phát hiện đã có người sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó nhằm mục đích thương mại trước ngày nộp đơn thì:
– Người nộp đơn có quyền thông báo cho chủ thể đang sử dụng kiểu dáng công nghiệp vì mục đích thương mại biết về việc mình đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và yêu cầu người đó chấm dứt hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp.
Nếu người đó vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp này thì văn bằng bảo hộ vẫn sẽ được cấp cho người nộp đơn.
Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình phải trả một khoản tiền ứng với giá chuyển giao quyền sử dụng KDCN đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
– Nếu trước ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người sử dụng kiểu dáng công nghiệp do chính mình tạo ra nhưng có những đặc điểm tương đồng với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người này vẫn có quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó mà không cần phải xin phép.
Tuy nhiên, họ không được mở rộng phạm vi sử dụng, chuyển giao quyền đó cho người khác (Trừ trường hợp chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh).
Xem thêm:
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn cần chuẩn bị những tài kiệu hồ sơ sau đây:
– Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo mẫu mà pháp luật quy định
– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
– Ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp đó;
– Tài liệu chứng minh việc nộp đơn là hợp pháp (Giấy chứng nhận quyền thừa kế, Hợp đồng giao việc, Hợp đồng lao động,…)
– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu;
– Giấy uỷ quyền (Nếu cần);
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;
– Hóa đơn nộp phí hoặc các loại chứng từ chứng minh nộp phí;
– Bản tiếng Việt mô tả về kiểu dáng công nghiệp nếu trong đơn đã có tiếng nước ngoài;
– Các tài liệu khác trong trường hợp cụ thể.
Trên đây là những lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp gắn với những thắc mắc cơ bản về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp khách hàng thường có. Trong quá trình thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Quý vị thường gặp phải không ít vướng mắc đòi hỏi được tháo gỡ kịp thời, tránh rủi ro phát sinh. Nếu đang có những khó khăn, vướng mắc, hãy nhanh chóng liên hệ chúng tôi qua hotline 24/7: 0926 220 286, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hiểu là một thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm công nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và công sức của nhiều người và là tài sản hết sức có giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi kiểu dáng công nghiệp được ra đời, các doanh nghiệp thường đăng ký kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hiểu là một thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm công nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp. Thông qua hoạt động đăng ký này chứng tỏ sự thừa nhận của cơ quan nhà nước về quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Đăng ký bảo hộ là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của chủ sở hữu, tác giả, nhất là trong thời đại hiện nay, khi mà những sản phẩm công nghiệp ngày càng nhiều và hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng diễn ra không ít.
Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục đăng ký, Quý vị không thể bỏ qua những lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:
Thứ nhất: Về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Có 3 loại sản phẩm không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm có đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có, hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ thuần túy có giá trị thẩm mỹ.
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp
– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
Về điều kiện bảo hộ thì gồm có 3 điều kiện lớn:
– Phải đảm bảo đối tượng dự định đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp có tính mới, tức là sản phẩm phải có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được công khai trước đó dưới bất kì hình thức nào.
– Phải đảm bảo được tính sáng tạo của sản phẩm dự định đăng ký kiểu dáng công nghiệp, tức là kiểu dáng công nghiệp không được tạo ra một cách dễ dàng với người có hiểu biết trung bình.
– Đảm bảo sản phẩm đó có khả năng áp dụng để sản xuất hàng loạt.
Thứ hai: Chủ thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì những chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm 3 đối tượng:
– Tác giả: Nếu trong trường hợp tác giả là người trực tiếp đầu tư vốn và công sức để tạo ra sản phẩm thì tác giả sẽ có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm mình tạo ra
– Tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho tác giả trong quá trình tạo ra sản phẩm hoặc giao kết hợp đồng với tác giả để sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp;
– Nhà nước: Trong trường hợp được tạo ra dựa vào nguồn ngân sách nhà nước thì nhà nước cũng trở thành chủ thể được đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Thứ ba: Về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp chỉ được cấp cho một chủ thể duy nhất mà trường hợp nhiều chủ thể cùng đăng ký bảo hộ cho một kiểu dáng công nghiệp cũng không phải hiếm. Chính vì vậy, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đề ra để đảm bảo được tính độc quyền của bằng bảo hộ.
Trong trường hợp mà các tổ chức, cá nhân đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng nhau thì văn bằng bảo hộ sẽ ưu tiên cấp cho đơn đăng ký hợp lệ và có ngày đăng ký sơm nhất.
Trong trường hợp nếu các chủ thể cùng nộp đơn vào cùng một thời điểm thì văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho một chủ thể duy nhất có đơn đăng ký hợp lệ dựa trên sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Trường hợp nếu không đạt được thỏa thuận tthifttas cả chủ thể nộp đơn sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thứ tư: Về nguyên tắc ưu tiên
Nếu đơn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thì chủ thể nộp đơn có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên
Thứ năm: Về quyền sử dụng cùng kiểu dáng công nghiệp của chủ thể không đăng ký bảo hộ
Nếu chủ thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phát hiện đã có người sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó nhằm mục đích thương mại trước ngày nộp đơn thì:
– Người nộp đơn có quyền thông báo cho chủ thể đang sử dụng kiểu dáng công nghiệp vì mục đích thương mại biết về việc mình đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và yêu cầu người đó chấm dứt hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp.
Nếu người đó vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp này thì văn bằng bảo hộ vẫn sẽ được cấp cho người nộp đơn.
Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình phải trả một khoản tiền ứng với giá chuyển giao quyền sử dụng KDCN đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
– Nếu trước ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người sử dụng kiểu dáng công nghiệp do chính mình tạo ra nhưng có những đặc điểm tương đồng với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người này vẫn có quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó mà không cần phải xin phép.
Tuy nhiên, họ không được mở rộng phạm vi sử dụng, chuyển giao quyền đó cho người khác (Trừ trường hợp chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh).
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn cần chuẩn bị những tài kiệu hồ sơ sau đây:
– Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo mẫu mà pháp luật quy định
– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
– Ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp đó;
– Tài liệu chứng minh việc nộp đơn là hợp pháp (Giấy chứng nhận quyền thừa kế, Hợp đồng giao việc, Hợp đồng lao động,…)
– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu;
– Giấy uỷ quyền (Nếu cần);
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;
– Hóa đơn nộp phí hoặc các loại chứng từ chứng minh nộp phí;
– Bản tiếng Việt mô tả về kiểu dáng công nghiệp nếu trong đơn đã có tiếng nước ngoài;
– Các tài liệu khác trong trường hợp cụ thể.