Trong một giai đoạn nhất định nào đó khi công ty không còn đủ khả năng kinh tế để duy trì hoạt động thì việc tạm ngừng kinh doanh là cần thiết.
Tạm ngừng kinh doanh là vấn đề mà bất kì doanh nghiệp nào cũng không mong muốn trong nền kinh tế hiện nay. Để tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải có những lý do nhất định. Bài viết dưới đây Luật Dân Việt sẽ tư vấn cụ thể về lý do tạm ngừng kinh doanh chuẩn nhất 2021.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Hiện nay chưa có khái niệm về tạm ngừng kinh doanh, nhưng có thể hiểu tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp không thực hiện bất kì hoạt dộng kinh doanh nào.
Theo đó có nghĩa là khi tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp không được thực hiện việc ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hoặc có bất kì hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng.
Khi muốn tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải đưa ra được lý do tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Các lý do tạm ngừng kinh doanh chuẩn nhất
Khi muốn tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó lý do tạm ngừng kinh doanh là nội dung rất quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định tạm ngừng kinh doanh.
Trên thực tế có rất nhiều lý do để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh như:
– Trong điều kiện hiện nay với sự biến động của nền kinh tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh;
– Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc chuyển địa điểm công ty;
– Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
– Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.
Trên đây là một số lý do mà doanh nghiệp thường đưa ra khi muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Thủ tục Hợp nhất Doanh nghiệp
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp có quy định về quyền tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian chậm nhất là 15 ngày trước ngày doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản về thời điểm, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vẫn phải nộp đủ các khoản thuế còn nợ; tiếp tục thực hiện việc thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng và với người lao động. Trừ trường hợp doanh nghiệp có thỏa thuận khác với người lao động, khách hàng.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được quá 01 năm theo quy định tại Nghị Định Số: 01/2021/NĐ-CP Đăng Ký Doanh Nghiệp. Sau khi hết thời hạn này nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì cần phải tiếp tục thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên tổng thời hạn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
Trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngoài thông báo thì cần có kèm theo quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp hội đồng thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của chủ sở hữu công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.