Mã số thuế là gì? Cơ quan nào cấp mã số thuế năm 2021?

Mã số thuế được xem như mã định danh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi phát sinh nghĩa vụ liên quan đến thuế được cơ quan quản lý về thuế cấp một lần và sử dụng đến khi chấm dứt tư cách của chủ thể đó.

Nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi có phát sinh thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Việc nộp thuế của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được thực hiện thông qua mã số thuế.

Vậy mã số thuế là gì? Cơ quan nào cấp mã số thuế theo quy định của pháp luật? Luật Dân Việt sẽ chia sẻ các vấn đề liên quan mã số thuế trong bài viết dưới đây.

Mã số thuế là gì?

Mã số thuế là một dãy ký tự bao gồm số, chữ cái và các ký tự khác do cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định về quản lý thuế.

Theo quy định hiện nay, mã số thuế bao gồm 13 chữ số, trong đó:

– 2 chữ số đầu tiên thể hiện số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định trong danh mục mã phân Khoảng tỉnh hoặc số phân không Khoảng tỉnh cấp mã số thuế.

– 7 chữ số tiếp theo là dãy số theo cấu trúc bất kỳ trong khoảng 0000001 đến 9999999 tại thời điểm cấp cho người nộp thuế.

– Số thứ 10 là số kiểm tra.

– 3 chữ số cuối cùng là đánh lần lượt từ 001 đến 999 theo thứ tự đăng ký tại thời điểm đăng ký. 3 chữ số cuối thể hiện thông tin đơn vị trực thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện của người nộp thuế và đơn vị chính.

Mã số chỉ được cấp lần và mỗi người nộp thuế có một mã số duy nhất, không đổi cho đến khi chết đối với cá nhân, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hay doanh nghiệp, tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hoặc Quyết định thành lập.

Các loại mã số thuế hiện nay?

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại mã số thuế nhưng người ta thường dựa trên đối tượng nộp thuế để phân loại mã số thuế. Theo đó, mã số thuế bao gồm các loại:

– Mã số thuế của doanh nghiệp:

Mã số thuế doanh nghiệp hay còn gọi là mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan quản lý cấp cho doanh nghiệp, công ty khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ bao gồm mã số thuế của công ty, doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh, mã số thuế của văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

– Mã số thuế của cá nhân:

Mã số thuế cá nhân là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế là cá nhân khi họ có những khoản thu nhập phải chịu thuế với nhà nước.

Các khoản thu nhập phải chịu thuế có thể được phát sinh từ tiền công, tiền lương, chuyển nhượng bất động sản, được tặng cho bất động sản, trúng thưởng, trúng xổ số,…

– Mã số thuế của người phụ thuộc:

Mã số thuế của người phụ thuộc là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho các cá nhân mà cá nhân nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, có cùng huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân, bao gồm: con (con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng), cha mẹ (cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, cha mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng,…), vợ hoặc chồng, ông bà, anh, chị, em ruột, cháu ruột, cô, dì, chú, bác ruột,…

Lưu ý, người phụ thuộc phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định, không phải ai có quan hệ nêu trên cũng là người phụ thuộc của người nộp thuế.

Cơ quan nào cấp mã số thuế cho doanh nghiệp?

Hiện nay, theo phân cấp quản lý giữa các cơ quan thuế thì mã số thuế sẽ do Cục thuế hoặc Chi cục thuế cấp tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ do Cục thuế hoặc Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở tiến hành cấp. Cục thuế tỉnh hay Chi cục thuế quận huyện sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phân cấp quản lý tại tỉnh thành đó, địa điểm đặt trụ sở,…

Mã số thuế của cá nhân và mã số của người phụ thuộc được các cơ quan thuế sau đây cấp:

– Cục thuế nơi cá nhân nước ngoài có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài để mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ có thế giá trị gia tăng ở Việt Nam sử dụng cho mục đích viện trở nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

– Cục thuế trực tiếp quản lý đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng chưa khấu trừ thuế.

– Cục thuế nơi phát sinh công việc đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các cá nhân, tổ chức chi trả từ nước ngoài.

– Chi cục thuế nơi cá nhân đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.

Khi đăng ký mã số thuế của cá nhân, mã số thuế của người phụ thuộc các cá nhân có thể tự thực hiện đăng ký hoặc đăng ký thông qua tổ chức, doanh nghiệp.

Xem thêm:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Đổi tên cho con cần giấy tờ gì? Thủ tục thế nào?

Tra cứu mã số thuế ở đâu?

Tra cứu mã số thuế nhằm mục đích kiểm tra xem có hay chưa có mã số thuế, mã số thuế của doanh nghiệp, cá nhân, người phụ thuộc là số nào, cơ quan nào cấp mã số thuế, thông tin cơ bản về người nộp thuế,…

Có rất nhiều cách thức khác nhau để thực hiện tra cứu mã số thuế của doanh nghiệp, cá nhân hay người phụ thuộc. Tuy nhiên, người ta thường tra cứu mã số thuế thông qua cổng thông tin quản lý theo địa chỉ http://www.tncnonline.com.vn.

Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có thể tra cứu mã số thuế tại các trang web của Tổng cục thuế như: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcntt/mstcn.jsp hoặc http://nhantokhai.gdt.gov.vn.

Cá nhân, tổ chức điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của hệ thống và tiến hành tra cứu mã số thuế của đối tượng cần tra cứu.

Việc tra cứu mã số thuế có thể được thực hiện trực tiếp tại trụ sở của Cục thuế, Chi cục thuế. Do đó, các cá nhân, tổ chức có thể cân nhắc lựa chọn cách tra cứu sao cho thuận tiện nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan