Nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đúng mục đích nếu không sẽ bị phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Vậy, xây nhà trên đất 50 năm bị xử phạt thế nào?
Giải thích cách gọi:
– Pháp luật đất đai không quy định đất 50 năm, đây là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ loại đất có thời hạn sử dụng là 50 năm như:
+ Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
+ Đất trồng cây lâu năm.
+ Đất rừng sản xuất.
+ Đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng,…
– Khu vực đô thị gồm: Nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Khu vực nông thôn là khu vực còn lại.
Hành vi xây nhà trên đất không phải đất ở là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với mỗi loại đất chuyển mục đích sử dụng trái phép sẽ có mức phạt tiền khác nhau. Hay nói cách khác, tùy vào việc xây nhà ở trên loại đất nào mà có mức phạt tiền khác nhau.
Lưu ý: Mức phạt dưới đây là mức phạt đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.
Xem thêm: 7 điều người dân cần biết khi sử dụng đất 50 năm
1. Mức phạt khi xây nhà trên đất trồng lúa
Căn cứ khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền được quy định rõ như sau:
TT |
Diện tích chuyển mục đích trái phép (chuyển sang đất ở trái phép) |
Mức phạt tiền |
|
Khu vực nông thôn |
Khu vực đô thị |
||
1 |
Dưới 0,01 héc ta (dưới 100m2) |
Từ 03 – 05 triệu đồng |
Xử phạt bằng 02 lần mức phạt tại khu vực nông thôn nếu có cùng hành vi vi phạm tương ứng |
2 |
Từ 0,01 đến dưới 0,02 héc ta (từ 100m2 đến dưới 200m2) |
Từ 05 – 10 triệu đồng |
|
3 |
Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta |
Từ 10 – 15 triệu đồng |
|
4 |
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
Từ 15 – 30 triệu đồng |
|
5 |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
Từ 30 – 50 triệu đồng |
|
6 |
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta |
Từ 50 – 80 triệu đồng |
|
7 |
Từ 01 đến dưới 03 héc ta |
Từ 80 – 120 triệu đồng |
|
8 |
Từ 03 héc ta trở lên |
Từ 120 – 250 triệu đồng |
|
Biện pháp khắc phục hậu quả: – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (tháo dỡ nhà ở,…), trừ trường buộc đăng ký đất đai nếu có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đất lấn, chiếm,…nhưng được cấp Giấy chứng nhận). – Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
2. Xây nhà trên đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất
TT |
Diện tích chuyển mục đích trái phép (chuyển sang đất ở trái phép) |
Mức phạt tiền |
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở) |
||
1 |
Dưới 0,02 héc ta (dưới 200m2) |
Từ 03 – 05 triệu đồng |
2 |
Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta (từ 200m2 đến dưới 500m2) |
Từ 05 – 10 triệu đồng |
3 |
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
Từ 10 – 15 triệu đồng |
4 |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
Từ 15 – 30 triệu đồng |
5 |
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta |
Từ 30 – 50 triệu đồng |
6 |
Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta |
Từ 50 – 100 triệu đồng |
7 |
Từ 05 héc ta trở lên |
Từ 100 – 250 triệu đồng |
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác (trong đó có đất ở) thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần mức phạt tương ứng như trên. |
||
Biện pháp khắc phục hậu quả: – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (tháo dỡ nhà ở,…), trừ trường buộc đăng ký đất đai nếu có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đất lấn, chiếm,…nhưng được cấp Giấy chứng nhận). – Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
3. Xây nhà trên đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác
TT |
Diện tích chuyển mục đích trái phép (chuyển sang đất ở trái phép) |
Mức phạt |
|
Khu vực nông thôn |
Khu vực đô thị |
||
1 |
Dưới 0,02 héc ta (dưới 200m2) |
Từ 03 – 05 triệu đồng |
Xử phạt bằng 02 lần mức phạt tại khu vực nông thôn nếu có cùng hành vi vi phạm tương ứng |
2 |
Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta (từ 200m2 đến dưới 500m2) |
Từ 05 – 08 triệu đồng |
|
3 |
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
Từ 08 – 15 triệu đồng |
|
4 |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
Từ 15 – 30 triệu đồng |
|
5 |
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta |
Từ 30 – 50 triệu đồng |
|
6 |
Từ 01 đến dưới 03 héc ta |
Từ 50 – 100 triệu đồng |
|
7 |
Từ 03 héc ta trở lên |
Từ 100 – 200 triệu đồng |
|
Biện pháp khắc phục hậu quả: – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (tháo dỡ nhà ở,…), trừ trường buộc đăng ký đất đai nếu có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đất lấn, chiếm,…nhưng được cấp Giấy chứng nhận). – Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
Trên đây là mức xử phạt khi xây nhà trên đất 50 năm (đất nông nghiệp). Tùy vào diện tích chuyển mục đích trái phép mà mức phạt tiền sẽ khác nhau; trên thực tế diện tích xây nhà không lớn nên số tiền phạt không nhiều nhưng sẽ bị áp dụng biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu (tháo dỡ nhà ở). Do vậy, phải xin chuyển mục đích trước khi xây nhà nếu đó không phải là đất ở.
Click xem thêm nội dung: Đặt cọc mua bán nhà đất thế nào để tránh rủi ro?