Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Dưới đây là hạn mức giao đất nông nghiệp, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
I. Hạn mức giao đất nông nghiệp
Theo Điều 129 Luật Đất đai 2013, hạn mức (diện tích tối đa) giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:
TT |
Loại đất được giao |
Hạn mức |
||
1 |
Giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. |
– Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. |
||
– Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. |
||||
2 |
Giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân. |
– Không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng. |
||
– Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. |
||||
3 |
Giao đất rừng phòng hộ cho mỗi hộ gia đình, cá nhân. |
– Không quá 30 héc ta. |
||
4 |
Giao đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân. |
– Không quá 30 héc ta. |
||
5 |
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta. |
|||
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm. |
– Không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng. |
|||
– Không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. |
||||
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất. |
– Không quá 25 héc ta. |
|||
6 |
Giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. |
Để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. |
– Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. |
|
– Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. |
||||
Để trồng cây lâu năm. |
– Không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng. |
|||
– Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. |
||||
Để trồng rừng phòng hộ. |
– Không quá 30 héc ta cho mỗi hộ gia đình, cá nhân. |
|||
Để trồng rừng sản xuất. |
– Không quá 30 héc ta cho mỗi hộ gia đình, cá nhân. |
|||
– Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không tính vào hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; trồng cây lâu năm; giao đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất. – UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, diện tích mỗi tỉnh có thể khác nhau. |
||||
Lưu ý:
– Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
– Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp.
Hạn mức giao đất nông nghiệp (Ảnh minh họa)
II. Hạn mức giao đất ở
Đất ở hiện nay được chia làm 02 loại gồm: Đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
1. Đất ở tại nông thôn
– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo khoản 3 Điều 43 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn.
2. Đất ở tại đô thị
– Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo khoản 2 Điều 144 Luật Đất đai 2013, UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Như vậy, hạn mức giao đất ở do UBND cấp tỉnh quy định nên diện tích giao đất ở tại từng tỉnh thành sẽ khác nhau. Để biết diện tích giao đất ở là bao nhiêu hãy xem tại các quyết định quy định diện tích giao đất, diện tích tối thiểu được phép tách thửa của 63 tỉnh thành.
Xem chi tiết tại: Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa 63 tỉnh thành mới nhất
Luật Dân Việt Tư Vấn