Những điều cần biết khi thành lập công ty

Để thành lập công ty thành công, bạn cần có sự chuẩn bị cẩn thận từ trước khi thành lập công ty và cần được rõ những điều cần biết khi thành lập công ty là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Thành lập công ty là bước đầu tiên để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách hợp pháp. Để thành lập công ty thành công, bạn cần có sự chuẩn bị cẩn thận mọi vấn đề liên quan trước nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty.

Tại bài viết này, Luật Dân Việt sẽ chia sẻ với bạn những điều cơ bản bạn cần biết khi thành lập một công ty.

Điều kiện để thành lập công ty gồm những gì?

– Đối tượng kinh doanh:

+ Chủ doanh nghiệp là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài định cư tại Việt Nam: Các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty.

+ Thương nhân nước ngoại đến từ các nước thành viên WTO: Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam, Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam.

– Loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh:

Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp, về cơ bản theo kinh nghiệm của chúng tôi, tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp như sau:

+ Có 1 thành viên góp vốn: Loại hình công ty thành lập là công ty TNHH 1 thành viên

+ Có 2 thành viên trở lên và nhỏ hơn 50 thành viên: Loại hình công ty sẽ là Công ty TNHH 2 thành viên

+ Có từ 3 cổ đông trở lên: Lựa chọn loại hình công ty cổ phần

+ Kinh doanh dịch vụ thường chọn công ty TNHH

+ Sản xuất, kinh doanh thương mại, xậy dựng, bất động sản…vv thường chọn loại hình công ty cổ phần

Lưu ý: Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào sẽ do công ty chúng tôi tư vấn tại thời điểm khách hàng đưa ra yêu cầu, khi đó sẽ chính xác hơn.

– Vốn điều lệ và vốn­ pháp định khi thành lập công ty:

+ Vốn điều lệ là số vốn mà các thành viên và cổ đông công ty đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng góp cho công ty và được ghi vào Điều lệ công ty.

Ví dụ: Khi thành lập công ty TNHH, các thành viên thông nhất mỗi người góp 250 triệu đồng/1 người x 4 người = 1 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ công ty đăng ký sẽ là 1 tỷ đồng và mỗi người sở hữu 25% vốn trong công ty.

+ Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà pháp luật quy định để thành lập công ty. Số vốn pháp định của mỗi công ty là khác nhau tùy vào từng ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản yêu cầu vốn pháp định là 20 tỷ đồng

–  Thời hạn hoàn thành nghĩa vụ góp vốn: Luật doanh nghiệp 2014 quy định rằng các doanh nghiệp đều phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập (được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

Lưu ý:  Doanh nghiệp không góp đủ vốn thì số vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, cổ đông (thành viên) nào không đóng góp thì không còn là cổ đông (thành viên) của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng. Ngoài ra, quá thời hạn góp vốn mà thành viên/cổ đông không hoàn thành việc góp vốn, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

– Ngành nghề đăng ký kinh doanh:

+ Doanh nghiệp được lựa chọn đăng ký kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

+ Doanh nghiệp đăng kí kinh doanh với cơ quan quản lý.

+ Doanh nghiệp không được kinh doanh các ngành nghề pháp luật cấm.

+ Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định.

– Tên công ty

+ Bao gồm loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn , cổ phần , hợp doanh , tư nhân , doanh nghiệp tư nhân (điều 38 luật doanh nghiệp).

+ Tên được viết bằng chữ cái trong bẳng chữ cái tiếng Việt.

+ Tên doanh nghiệp không được trùng lạp hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước.

+ Tên doanh nghiệp phải phù hợp với văn hóa và thuần phong mỹ tục tại Việt Nam.

+ Tên doanh nghiệp không được trùng với tên cơ quan, tổ chức, xã hội của nhà nước.

+ Tên doanh nghiệp phải được gắn ở trụ sở chính, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của công ty.

+ Tên doanh nghiệp được trên các giấy tờ giao dịch và hồ sơ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty TNHH Toàn Phát – Loại hình Doanh nghiệp + Tên riêng

Ví dụ: Công ty cổ phần xây dựng Toàn phát – Loại hình Doanh nghiệp + Ngành nghề kinh doanh + Tên riêng

– Địa điểm kinh doanh, trụ sở chính công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định cụ thể, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

Ví dụ: Số 112, đường Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật công ty

Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014, công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.

– Con dấu pháp nhân công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được quyền tự quyết định hình thức và số lượng con dấu của mình. Tuy nhiên, phải đáp ứng được 2 thông tin cơ bản là Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp. Trước khi sử dụng con dấu cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm:

Công ty tiếng anh là gì? Lưu ý khi thành lập công ty?

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận/huyện và khác quận/huyện/tỉnh

Quy trình thành lập công ty gồm bước nào?

– Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty.

– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và soạn thảo hồ sơ công ty theo quy định tại Điều 20 Nghj định 43.

– Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi mà công ty đạt trụ sở chính

– Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ dược cấp giấy đăng ký doanh nghiệp trong vòng 3 ngày.

– Làm con dấu pháp nhân.

– Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân.

– Khi nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc.

– Nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho người khác đến nhận con dấu, giấy ủy quyền cần có công chứng.

– Hoàn thiện thủ tục sau thành lập công ty.

– Kê khai thuế với cơ quan thế.

– Kê khai thuế điện tự.

– Đăng bố cáo.

– Nộp khai thuế môn bài.

– Nộp thông báo phương pháp áp dụng tính thuế.

– Làm thủ tục mua, in và đặt in hóa đơn.

– Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ kinh doanh đối với từng ngành nghề kinh doanh.

CÔNG TY LUẬT DÂN VIỆT với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp luôn sẵn sàng đáp ứng tất cả yêu cầu của khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Nếu bạn có thắc mắc gì luật doanh nghiệp hay cần tư vấn về việc thành lập côngty, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Dân Việt cam kết sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng hiệu quả trong việc giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan