Tùy vào loại hình kinh doanh, doanh thu và nhu cầu của các cơ sở kinh doanh có có các phương pháp tính thuế khác nhau. Hiện nay, các cơ sở sẽ tính thuế theo 2 phương pháp là khấu trừ và tính trực tiếp.
Thuế giá trị gia tăng là phần thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng. Vậy khi tính thuế giá trị gia tăng người ta sử dụng các phương pháp nào để tính.
Cùng Luật Dân Việt tìm hiểu về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trong bài viết dưới đây.
Theo quy định của pháp luật thuế thì thuế giá trị gia tăng được tính theo 2 phương pháp là khấu trừ và tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
– Phương pháp 1: Khấu trừ thuế giá trị gia tăng
Phương pháp này được áp dụng đối với:
+ Các cơ sở kinh doanh có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Các cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng;
+ Các cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Thuế giá trị gia tăng được tính như sau:
Thuế giá trị gia tăng = Thuế giá trị gia tăng đầu ra – Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ.
Trong đó:
Thuế giá trị gia tăng đầu ra chính là thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được ghi trong hóa đơn.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ là thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
Xem thêm:
Cách tính trợ cấp bệnh nghề nghiệp 2021 thế nào?
Cách ghi nơi cấp Căn cước công dân gắn chip như thế nào?
– Phương pháp 2: Tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp này được áp dụng đối với:
+ Các cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định;
+ Các cá nhân, tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ trừ các cá nhân, tổ chức áp dụng phương pháp khấu trừ;
+ Các cơ sở có hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý;
+ Các cơ sở kinh doanh khác không áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ.
Thuế giá trị gia tăng được tính trực tiếp trên giá trị gia bằng thuế suất theo từng đối tượng nhân với doanh thu.
Thuế suất giá trị gia tăng được tính như sau:
10% đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý;
1% đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa;
5% đối với dịch vụ, xây dựng (không bao gồm thầu nguyên liệu, vật liệu);
3% đối với sản xuất, vận tải và dịch vụ có gắn với dịch vụ, xây dựng bao gồm thầu nguyên liệu, vật liệu;
2% đối với các hoạt động khác.