Quy Định Về Công Bố Mỹ Phẩm Nhập Khẩu Cụ Thể Ra Sao?

Quy định về công bố mỹ phẩm nhập khẩu được trình bày, giới thiệu trong nhiều văn bản pháp luật. Cho nên, các thương nhân (cá nhân, tổ chức) trước khi bắt tay vào việc công bố mỹ phẩm phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng những thông tin liên quan.

Hiểu được xu hướng “sính ngoại” của người tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực làm đẹp, các thương nhân đã tích cực nhập khẩu mỹ phẩm từ những thị trường nổi tiếng trên thế giới như Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Pháp, Thái Lan… về kinh doanh, buôn bán. Một câu hỏi đặt ra là liệu rằng cá nhân, tổ chức nhập khẩu những loại mỹ phẩm này về có phải làm thủ tục gì không? Và nếu phải làm thủ tục hành chính thì quy định về công bố mỹ phẩm nhập khẩu như thế nào? Và các nội dung ấy được đề cập ở đâu?… Đáp án của các thắc mắc trên là những nội dung chính trong bài viết này của Luật Dân Việt.

Làm thế nào để công bố mỹ phẩm nhập khẩu?

Mỹ phẩm nhập khẩu về Việt Nam muốn được lưu thông trên thị trường, cá nhân, tổ chức phải làm thủ tục công bố theo đúng với quy định. Để công bố mỹ phẩm nhập khẩu thương nhân thực hiện theo các quy định trong Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm. Thông tư 06/2011/TT-BYT cũng là văn bản pháp luật trình bày rõ nhất các quy định về công bố mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước. Các bước tiến hành công bố mỹ phẩm nhập khẩu gồm có:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường có trách nhiệm lập hồ sơ gồm:

– Phiếu công bố mỹ phẩm (02) bản kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của phiếu công bố)

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc chứng nhận đầu tư của thương nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

– Bản sao hoặc bản chính giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cho thương nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Giấy ủy quyền yêu cầu phải có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy ủy quyền phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về tên, địa chỉ, phạm vi ủy quyền, nhãn hàng, thời hạn ủy quyền, cam kết của nhà sản xuất…

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (viết tắt là CFS). CFS phải đáp ứng yêu cầu phải do nước sở tại cấp, bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp. CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo pháp luật. Ngoại trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước

Sau khi thương nhân chuẩn bị xong hồ sơ, tài liệu như chúng tôi trình bày ở trên, bước tiếp theo mọi người phải làm chính là gửi hồ sơ đến Cục quản lý dược – Bộ Y tế. Theo quy định về công bố mỹ phẩm nhập khẩu, Bộ Y tế sẽ là cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt và xử lý hồ sơ đăng ký của thương nhân.

Về hình thức nộp hồ sơ, thương nhân có thể lựa chọn giữa việc nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện. Tùy thuộc vào khu vực, điều kiện thực tế mà các thương nhân có thể cân nhắc việc lựa chọn hình thức nộp hồ sơ phù hợp.

Bước 3: Cơ quan giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 thông tư 06/2011/TT-BYT

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và chi phí công bố mỹ phẩm theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các quy định về công bố mỹ phẩm nhập khẩu thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung (yêu cầu nêu cụ thể các nội dung chưa đáp ứng).

Bước 4: Cá nhân, tổ chức nhận phiếu công bố từ Cục Quản lý dược

Kể từ thời điểm có phiếu công bố mỹ phẩm thương nhân được phép lưu hành mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam. Trong quá trình lưu hành sản phẩm mỹ phẩm, nếu phát hiện hành vi vi phạm, có yếu tố về chất lượng sản phẩm không đảm bảo gây hậu quả đến thẩm mỹ, sức khỏe con người. Sản phẩm mỹ phẩm đó có thể bị thu hồi và xử phạt vi phạm theo quy định pháp luật.

Xem thêm:

Dịch Vụ Công Bố Mỹ Phẩm Nhập Khẩu Của Luật Dân Việt

Công Bố Mỹ Phẩm Nhập Khẩu Từ Thụy Sỹ Và Một Số Lưu Ý

Thay Đổi Công Bố Mỹ Phẩm Theo Quy Định Thông Tư 06

Luật Dân Việt tư vấn, hướng dẫn quy định về công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Luật Dân Việt là đơn vị cung cấp dịch vụ giấy phép doanh nghiệp nói chung, giấy phép về công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước, công bố mỹ phẩm nhập khẩu nói riêng. Chúng tôi không chỉ dừng lại ở nội dung tư vấn khách hàng mà còn tiến hành các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ cần thiết. Đại diện thay khách hàng nhận kết quả và giao kết quả tận nơi cho khách hàng.

Bên cạnh việc thực hiện dịch vụ xin giấy phép công bố mỹ phẩm nhập khẩu, Luật Dân Việt còn hỗ trợ tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan sau khi thực hiện dịch vụ. Chúng tôi luôn đặt ra tiêu chí lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, từ đó Luật Dân Việt khắc phục kịp thời những sự cố phát sinh theo hướng hoàn hảo nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan