Sa thải là gì? Khi nào người lao động bị sa thải đúng luật?

Sa thải người lao động là hình thức kỷ luật áp dụng khi người lao động vi phạm các  hành vi bị cấm. Vậy sa thải là gì? Khi nào người lao động bị sa thải đúng luật?

Sa thải là gì? Khi nào người lao động bị sa thải đúng luật?

Câu hỏi: Em chào các anh chị, em mới bị công ty sa thải do em tổ chức đánh bạc trong giờ hành chính cùng mấy đồng nghiệp khác. Vậy cho em hỏi lý do em bị sa thải như vậy có đúng không? – Vũ Quang Bình (Hà Nội).

Trả lời:

Sa thải là việc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do lỗi của người lao động gây ra. Đây là hình thức xử lý nặng nhất trong 3 hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ).

Cụ thể, theo quy định tại Điều 125 Luật này, thì nếu người lao động có các hành vi vi phạm sau sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

sa-thai-la-gi

Bị sa thải, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Câu hỏi: Tôi vi phạm quy định của công ty là tự ý bỏ việc 8 ngày trong một tháng, do đó tôi bị công ty sa thải. Cho tôi hỏi, khi bị sa thải, tôi được hưởng những quyền lợi gì?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012, khi bị sa thải, người lao động được thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mình và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Ngoài ra, để đảm bảo cuộc sống, pháp luật tạo điều kiện cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được nhận tiền trợ cấp (theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013), gồm:

– Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên;

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết.

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động còn được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại trung tâm dịch vụ việc làm và được hỗ trợ học nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, trong thời gian không quá 06 tháng.

Bị sa thải trái luật, người lao động nên làm gì?

Câu hỏi: Tôi bị công ty sa thải không có lý do chính đáng. Vậy tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tôi cảm ơn – Vũ Thị Hương Sen (Hà Tĩnh).

Trả lời:

Nếu người lao động cho rằng việc sa thải của người sử dụng lao động là vô lý và trái luật thì có thể:

– Khiếu nại tới người sử dụng lao động, đề nghị hủy quyết định sa thải.

– Nếu cách trên vẫn không giải quyết được thì khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Việc làm này nhằm mục đích thông báo cho cơ quan quản lý biết về vụ việc, từ đó có tác động nhất định đến người sử dụng lao động.

– Khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi có trụ sở của người sử dụng lao động.

– Tố cáo tới cơ quan công an theo Điều 162 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

Riêng người sử dụng lao động nếu phát hiện ra việc sa thải của mình là sai thì cần khắc phục ngay. Trường hợp không thể khắc phục, người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động (nếu có thiệt hại).

Trên đây là thông tin giái đáp về khái niệm sa thải là gì, cũng như các thông tin liên quan quyền lợi của người lao động được hưởng khi bị sa thải đúng luật. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào liên quan, độc giả vui lòng đặt câu hỏi tại đây.

Xem thêm:

Đất nông nghiệp là gì? Có được chuyển sang đất thổ cư không

Người thành niên là gì? Khác người chưa thành niên thế nào

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan