Sau khi nộp hồ đăng ký sử dụng mã vạch, nếu hồ sơ sai hoặc thiếu thông tin, chủ thể nộp đơn cần tiến hành sửa đổi hồ sơ đăng ký mã vạch sao cho hợp lệ. Có như vậy, thủ tục xin cấp quyền sử dụng mã số mã vạch cho các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp mới được chấp thuận.
Đăng ký mã vạch sản phẩm không phải là thủ tục đơn giản, yêu cầu có chuyên môn pháp lý về mảng giấy phép. Nếu không nắm vững cách thức thực hiện, có thể dẫn đến việc hồ sơ bị trả lại. Lúc này, tổ chức, doanh nghiệp sẽ mất thêm nhiều thời gian, công sức để sửa đổi hồ sơ đăng ký mã vạch theo các yêu cầu của cơ quan nhà nước. Để hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tiến hành đăng ký sử dụng mã vạch thành công, đội ngũ chuyên môn của Luật Dân Việt sẽ hướng dẫn việc nộp hồ sơ và sửa đổi hồ sơ đăng ký mã vạch cho mọi người tham khảo.
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch cần có những gì?
Trước khi đăng ký mã vạch sản phẩm hàng hóa, quý khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, gồm có:
– Đơn đăng ký mã vạch sản phẩm theo quy định tại Phụ lục Nghị định 74/2018/NĐ-CP;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định thành lập;
– Giấy tờ nhân thân của chủ thể nộp đơn đăng ký;
– Bảng danh mục sản phẩm hàng hóa đăng ký sử dụng mã vạch;
– Văn bản chứng minh cho phép doanh nghiệp Việt Nam được phép sử dụng mã vạch của công ty nước ngoài.
Trên đây là những giấy tờ cơ bản cần có, tuy nhiên sau khi nộp hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra lại hồ sơ. Nếu hồ sơ còn thiếu sót sẽ yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký mã vạch theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn sửa đổi hồ sơ đăng ký mã vạch
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục mã vạch lập 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam. Trường hợp nộp trực tiếp phải có bản chính để đối chiếu. Nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã vạch thông báo cho người nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận sử dụng mã vạch không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Xem thêm:
Đăng Ký Mã Vạch Ngũ Cốc Cần Chuẩn Bị Hồ Sơ Như Thế Nào?
Đăng Ký Mã Vạch Thuốc Lá Cần Phải Làm Như Thế Nào?
Đăng Ký Mã Vạch Sữa Chua Có Những Yêu Cầu Gì Về Hồ Sơ?
Luật Dân Việt trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp sửa đổi hồ sơ đăng kỹ mã vạch
Một là, kê khai hồ sơ đăng ký mã vạch:
- Thông tin doanh nghiệp: ghi đúng theo tên trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp;
- Mục phân ngành: ghi dựa theo mã phân ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam;
- Tổng chủng loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký mã vạch: hiện có ba mức để doanh nghiệp lựa chọn là dưới 100 loại sản phẩm, dưới 1.000 loại sản phẩm và dưới 10.000 loại sản phẩm;
- Mã đăng ký loại mã: gồm có mã doanh nghiệp, mã GLN, Mã GTIN…
- Đại diện doanh nghiệp: kê khai đầy đủ thông tin của giám đốc doanh nghiệp, chủ sở hữu cơ sở; thông tin người liên lạc chịu trách nhiệm quản lý mã số mã vạch.
Hai là, trực tiếp nộp hồ sơ và sửa đổi hồ sơ đăng ký mã vạch
– Tiến hành soạn thảo ngay hồ sơ, sau khi nhận ủy quyền của khách hàng;
– Chuyên viên pháp lý thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan nha nước có thẩm quyền;
– Giải quyết phát sinh trong quá trình xét duyệt hồ sơ và nhận kết quả cuối cùng.