Để giúp các bạn nắm bắt kịp thời quy định pháp luật Luật Dân Việt qua bài viết này hướng dẫn cho các bạn về quy trình thành lập công ty tài chính.
Công ty tài chính hay còn có những tên gọi khác là công ty tín dụng được nhắc đến cũng như xuất hiện khá nhiều trên thị trường cho những đối tượng vay hướng đến là cá nhân hoặc tổ chức khi họ không đáp ứng đủ các điều kiện vay của ngân hàng.
Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà hiện nay trên thị trường tài chính – tín dụng đang trên đà phát triển. Do đó, có nhiều các công ty tài chính được thành lập và phát triển khá sôi động. Để giúp các bạn nắm bắt kịp thời quy định pháp luật Luật Dân Việt qua bài viết này hướng dẫn cho các bạn về quy trình thành lập công ty .
Thành lập công ty tài chính cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của pháp luật?
– Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12;
– Nghị định số 39/2014/NĐ – CP quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính;
– Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ban hành về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng;
– Thông tư số 24/2011/TT-NHNN thực thi đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng.
Quy trình thành lập công ty tài chính như thế nào?
Khi tiến hành thủ tục thành lập công ty tài chính, khách hàng tham khảo các loại hình công ty tài chính:
– Công ty Tài chính nhà nước: Là Công ty Tài chính do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
– Công ty Tài chính cổ phần: Là Công ty Tài chính do tổ chức và cá nhân cùng góp vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh
– Công ty Tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: Là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo qui định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân
– Công ty Tài chính liên doanh: Là Công ty Tài chính được thành lập bằng cách góp vốn giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài, trên cở sở hợp đồng liên doanh.
– Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: Là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam.
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện theo luật quy định và lựa chọn loại hình hoạt động của công ty tài chính.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty
Để thành lập công ty bạn phải soạn 01 bộ hồ sơ gòm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên/ cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn)
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Sau khi soạn xong hồ sơ các bạn tiến hành nộp hồ sơ và nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.
Bước 3: Xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính
– Đơn xin cấp Giấy phép (phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2002/TT- NHNN);
– Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu;
– Danh sách, lý lịch, các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty tài chính;
– Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn ( theo quy định công ty tài chính yêu cầu có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng và Vốn điều lệ của Công ty tài chính được góp bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi nhưng phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ lệ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm góp vốn.)
– Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm:
+ Quyết định thành lập;
+ Điều lệ hiện hành ;
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành;
+ Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp;
+ Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại: Ngân hàng nhà nước ( cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng)
Xem thêm:
Quyền Lợi Khi Công Bố Mỹ Phẩm Như Thế Nào?
Điều Kiện Quảng Cáo Mỹ Phẩm Như Thế Nào? Được Quy Định Ở Đâu?