Thay đổi tên công ty nói chung và thay đổi tên công ty cổ phần nói riêng là hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Để tìm hiểu thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần, các bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Thay đổi tên công ty là một trong những thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, ngoài ra khi thay đổi tên công ty sẽ dẫn đến nhiều thay đổi khác liên quan. Do đó, khi quyết định thay đổi tên công ty, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng pháp luật về những vấn đề liên quan. Từ đó, biết phải làm gì để hoàn tất thủ tục thay đổi tên công ty trong thời gian nhanh nhất mà vẫn đảm bảo tính chính xác.
Thay đổi tên công ty cổ phần cần lưu ý các vấn đề gì?
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có quyền thay đổi tên khi cần nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Vậy những quy định trong việc đặt tên công ty cổ phần là gì? Chúng được quy định ở văn bản pháp luật nào? Có bắt buộc phải tuân thủ hay không?… Luật Dân Việt sẽ giúp mọi người có câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc trên.
Các nguyên tắc, điều kiện về tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 38, 39, 40, 41, 42 của Luật DN và Chương 3 Nghị Định Số: 01/2021/NĐ-CP Đăng Ký Doanh Nghiệp. Theo đó, tên công ty không được phép trùng hoặc gây nhầm lẫn với những tên đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc.
Theo Điều 38 Luật này, tên doanh nghiệp được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có tên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) và tên viết tắt. Tên doanh nghiệp mới vẫn phải đảm bảo 2 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Ngoài ra, sau khi thay đổi tên trên đăng ký kinh doanh, khách hàng sẽ cần phải thực hiện những việc sau:
– Thay đổi dấu công ty và công bố lại mẫu dấu công ty;
– Thay đổi thông tin tên doanh nghiệp trên chữ ký số, hóa đơn điện tử;
– Đăng ký thay đổi thông tin chủ tài khoản đối với tài khoản ngân hàng do có sự thay đổi tên chủ tài khoản;
– Thông báo cho các đối tác đang tiến hành giao dịch kinh doanh;
– Ký thêm phục lục hợp đồng về thông tin tên doanh nghiệp trong trường hợp trong hợp đồng có nội dung quy định về việc sẽ ký bổ sung phụ lục khi có sự thay đổi tên doanh nghiệp;
– Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong hồ sơ bảo hiểm công ty
– Nói chung, thực hiện tất cả các thay đổi với đối tác, khách hàng…vv khi có bất kỳ nội dung văn bản nào ghi nhận tên công ty trước khi thay đổi;
Các bước thay đổi tên công ty cổ phần
Quy trình, thủ tục liên quan đến việc thay đổi tên công ty nói riêng không quá phổ biến. Thông thường chỉ những người làm việc, học tập trong lĩnh vực pháp luật mới dành nhiều sự quan tâm. Do đó, khi phải thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục này, mọi người không hiểu rõ cũng là điều bình thường. Luật Dân Việt sẽ giới thiệu sơ qua về quy trình, thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần để mọi người hiểu rõ.
Bước 1. Lựa chọn tên công ty mới
Lưu ý: Việc lựa chọn tên công ty mới phải tuân theo nguyên tắc đặt tên công ty như đã tư vấn ở phần trên
Bước 2. Tra cứu tên doanh nghiệp sự định thay đổi để tránh trường hợp trùng, gây nhầm lẫn
Việc tra cứu tên công ty là rất quan trọng để đánh giá khả năng đăng ký tên doanh nghiệp trước khi quyết định lựa chọn tên để đăng ký. Để tham khảo và tra cứu, khách hàng có thể truy cập vào đường link sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Trong ô có biểu tượng tra cứu góc trên phía phải, khách hàng có thể gõ tên dự định đăng ký và ấn vào hình biểu tượng kính để tra cứu.
Bước 3. Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần theo quy định.
Bước 4. Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 5. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra và cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
Bước 6. Doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc lại dấu công ty theo tên đã thay đổi và công bố mẫu dấu mới trên Cổng thông tin Quốc gia
Hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần
Để được Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, mọi người sẽ phải soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định. Thế nhưng, không ít doanh nghiệp đã chuẩn bị hồ sơ sai quy định, do tham khảo thông tin từ các nguồn tin không chính thống. Do đó, để tránh mất thời gian, công sức, mọi người nên chọn lọc thông tin thật kỹ lưỡng.
Hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần cụ thể bao gồm:
– 1 Thông báo thay đổi theo mẫu phụ lục II-1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Nội dung thông báo cần cung cấp đầy đủ thông tin về tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế; tên dự kiến thay đổi; người địa diện theo luật ký, ghi rõ họ tên;
– 1 Quyết định thay đổi tên công ty của thành viên/hội đồng thành viên/chủ sở hữu/đại hội đồng cổ đông;
– 1 Bản sao Biên bản cuộc họp của hội đồng cổ đông công ty về việc thay đổi tên công ty. Trong đó, các cổ đông tham gia họp sẽ phải ký vào biên bản nội dung cuộc họp
– Thông báo thay đổi mẫu dấu do thay đổi tên công ty;
– Hợp đồng ủy quyền cho cá nhân/tổ chức tiến hành thay đổi tại cơ quan đăng ký;
Nộp hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần ở đâu?
Về hình thức nộp hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần, mọi người có thể chọn hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Đối với hình thức trực tuyến, mọi người sẽ phải scan hồ sơ và gửi lên Cổng thông tin Quốc gia, sau đó sẽ theo dõi và nhận thông báo sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Sau khi hồ sơ online (trực tuyến) được chấp nhận hợp lệ, khách hàng sẽ cần phải in hồ sơ và nộp lên bộ phần 1 cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty để chuyên viên đối chiếu với hồ sơ trực tuyến trước khi trình cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp và có ghi nhận thông tin tên công ty mới.
Lưu ý điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thay đổi tên công ty cổ phần
– Khi đặt tên công ty phải đảm bảo tên công ty được hình thành theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp đồng thời bảo đảm nguyên tắc không trùng với tên công ty khác đã được đăng ký trước đó;
– Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật;
– Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp phải kết hợp bắt buộc bổ sung thông tin liên hệ công ty (SDT, email) và thông tin kế toán trong công ty (người phụ trách kế toán);
– Đối với doanh nghiệp thành lập trước thời điểm áp dụng mã ngành nghề kinh doanh, khi thay đổi tên công ty phải kết hợp với việc áp mã ngành nghề kinh doanh cấp 4.
– Doanh nghiệp phải đang trong thời kỳ hoạt động kinh doanh, mã số thuế kinh doanh của công ty phải ở tình trạng đang hoạt động và không bị treo mã số thuế trên hệ thống quản lý thuế;
– Doanh nghiệp khi thay đổi phải nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.