Thu nhập chịu thuế tính trước là gì và những lưu ý năm 2023

Thu nhập chịu thuế tính trước được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, nên được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đặc biệt là với các nhà thầu và chủ đầu tư xây dựng công trình.

Gần đây Luật Dân Việt thường xuyên nhận được các câu hỏi liên quan đến thuế, nhất là câu hỏi “Thu nhập chịu thuế tính trước là gì?” Để giải đáp thắc mắc về thu nhập chịu thuế tính trước, Quý vị có thể tham khảo bài viết sau đây.

Thu nhập chịu thuế tính trước được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, nên được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đặc biệt là với các nhà thầu và chủ đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là gì?

Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là giá trị chênh lệch giữa giá trị của hàng hóa được bán ra so với giá trị hàng hóa của nhà thầu tạo ra. Bản chất của chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là những lợi nhuận mà doanh nghiệp xây dựng có được trước khi hoàn thành xong dự án, theo dự tính trong dự toán công trình xây dựng.

Trong đó:

+ Giá trị hàng hóa được bán ra là giá trị mà nhà thầu mong đợi sau khi đã cộng thêm giá trị tạo ra sản phẩm, hàng hóa đó.

+ Giá trị tạo ra hàng hóa là chi phí cần phải thanh toán để tạo ra hàng hóa, sản phẩm. Các sản phẩm này có thể là từ chính nhà thầu sản xuất hoặc mua từ đơn vị khác khác để bán, sử dụng làm nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công xây dựng công trình và những khoản chi phí khác để đưa sản phẩm đó vào dự án.

Sau khi đã trả lời câu hỏi về “Thu nhập chịu thuế tính trước là gì?” Luật Dân Việt xin giới thiệu đến Quý vị các quy định pháp luật về thu nhập chịu thuế tính trước và định mức thu nhập chịu thuế tính trước mới nhất hiện nay.

Quy định thu nhập chịu thuế tính trước?

Căn cứ tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành hành ngày 14/08/2019 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và căn cứ theo Thông tư số 09/2018 của Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/12/2019 quy định về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng có quy định về thu nhập chịu thuế tính trước như sau:

– Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 68/2019/NĐ-CP, quy định tổng mức đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ các khoản chi phí xây dựng dự án đó, những chi phí này được xác định trên cơ sở phù hợp với thiết kế cũng như các nội dung theo Báo cáo nghiên cứu khả thi.

– Thông tư 09/2019/TT-BXD quy định về chi phí xây dựng bao gồm những chi phí sau: Chi phí gián tiếp; chi phí trực tiếp, thuế giá trị gia tăng và thu nhập chịu thuế tính trước. Cụ thể:

+ Cụ thể thu nhập chịu thuế tính trước hay còn hiểu là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp xây dựng đã dự tính được trong dự toán xây dựng trước khi tiến hành đầu tư xây dựng công trình.

+ Thu nhập chịu thuế tính trước sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo quy định của pháp luật.

+ Trong trường hợp công trình xây dựng đó có nhiều hạng mục công trình khác nhau, thì thu nhập chịu thuế tính trước sẽ tính dựa trên tỷ lệ theo từng loại công trình phù hợp.

Xem thêm:

Doanh nghiệp chế xuất tiếng Anh là gì?

Mức phạt chậm nộp thuế môn bài 2021 là bao nhiêu?

Định mức thu nhập chịu thuế tính trước?

Định mức thu nhập chịu thuế tính trước là vấn đề phải nắm bắt và xác định chính xác, tránh những sai sót khi lập dự toán hay vi phạm quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Hiện nay định mức thu nhập chịu thuế tính trước được quy định khá chi tiết tại Bảng 3.11 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

+ Đối với công trình xây dựng dân dụng, định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5 %

+ Đối với công trình công nghiệp, định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 6 %

+ Đối với công trình giao thông, định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 6 %

+ Đối với công trình xây dựng nông nghiệp, phát triển nông thôn thì định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5 %

+ Đối với công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5 %

+ Với công tác xây lắp đường dây, công tác lắp đặt những thiết bị công nghệ trong công trình xây dựng để thí nghiệm hiệu chỉnh các trạm biến áp điện và đường dây điện, cấu kiện, kết cấu xây dựng và thí nghiệm vật liệu có quy định định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 6 %

Lưu ý:

– Nếu nhà thầu phải tự tiến hành việc khai thác, sản xuất các loại vật liệu xây dựng như đá, sỏi, cát phục vụ thi công thì thu nhập chịu thuế tính trước tính xác định trong dự toán giá vật liệu bằng tỷ lệ là 3% /chi phí gián tiếp và trực tiếp.

– Một số trường hợp khác phải lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật thì định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước sẽ xác định theo tỷ lệ hướng dẫn tại các Bảng khác trong Phụ lục Thông tư 09/2019/TT-BXD.

– Riêng các công trình quốc phòng an ninh, căn cứ vào loại hình công trình để áp dụng định mức thu nhập chịu thuế tính trước cho phù hợp theo quy định pháp luật.

Như vậy, định mức thu nhập chịu thuế tính trước muốn xác định đúng cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác nhau như loại hình công trình xây dựng, cách thức tiến hành thi công xây dựng, dự toán xây dựng…

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan