Thủ tục đăng ký thương hiệu rượu 2021 và những điều cần biết

Rượu là một loại đồ uống, là thành quả của quá trình lên men từ các loại ngũ cốc như lúa mỳ, lúa gạo, ngô, khoai, sắn…Rượu đã được phát minh, sáng tạo từ thời cổ xưa gắn liền với sự ra đời với các loại ngũ cốc.

Rượu là một loại đồ uống quen thuộc và ưa thích của mọi người từ bao đời nay. Rượu với liều lượng sử dụng khác nhau thì đem lại hiệu quả, hay tác hại khác nhau.

Rượu đã và đang tồn tại trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, được mọi người ưa chuộng và sử dụng thường xuyên. Vậy câu hỏi đặt ra rằng doanh nghiệp khi sản xuất ra sản phẩm rượu có nên đi đăng ký thương hiệu hay không? Việc đăng ký thương hiệu này mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Thủ tục đăng ký thương hiệu rượu phải thực hiện như thế nào?

Để hiểu thêm những thông tin trên các bạn đọc có thể tham khảo một số nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Rượu là gì?

Rượu là một loại đồ uống, là thành quả của quá trình lên men từ các loại ngũ cốc như lúa mỳ, lúa gạo, ngô, khoai, sắn…Rượu đã được phát minh, sáng tạo từ thời cổ xưa gắn liền với sự ra đời với các loại ngũ cốc.

Rượu từ các loại ngũ cố sẽ bắt đầu từ quá trình làm chín ngũ cốc, sau đó tới bước lên men và ủ rượu. Quá trình ủ rượu lên men rượu chính là linh hồn của toàn bộ quá trình sản xuất rượu, quyết định sản phẩm rượu mình tạo ra có ngon hay không.

Rượu trước đây sản xuất bằng cách thủ công làm chín ngũ cốc, sau đó dùng men từ các sản phẩm được chế tạo từ các loại lá cây để làm men ủ rượu, sau đó đem lên chưng cất, tạo ra loại rượu có nồng độ cồn thấp, dịu nhẹ dễ sử dụng.

Hiện nay khi nền công nghiệp hiện đại đã phát triển thì rượu có thể được sản xuất thông qua việc sử dụng loại nguyên liệu chứa đường và tinh bột sử dụng các loại men được sản xuất công nghiệp, đem lên chưng cất, hoặc các loại rượu có thể cho thêm phụ gia, hương liệu cho thêm phong phú mùi vị, màu sắc của rượu.

Có bắt buộc đăng ký thương hiệu rượu không?

Trên thực tế khi sản xuất sản phẩm về rượu và thực hiện kinh doanh, buôn bán sản phẩm về rượu trên thị trường không có quy định cụ thể, hay bắt buộc doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh sản phẩm rượu phải thực hiện đăng ký thương hiệu.

Việt Nam là một thị trường lớn, rộng mở cho phép các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng về rượu có thể phát triển, kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp.

Kèm theo nhu cầu lớn của thị trường thì cũng cần có một nguồn cung cấp sản phẩm khổng lồ, thì việc sản xuất rượu nước ta khá tràn lan từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cho tới các doanh nghiệp lớn, trường hợp sản phẩm rượu không được đăng ký thương hiệu có thể dễ gây nhầm lẫn khi lưu thông trên thị trường.

Đồng thời việc không có quy định về việc bắt buộc đăng ký thương hiệu cũng tạo điều kiện cho các hộ gia đình sản xuất rượu nhỏ lẻ có thể bỏ qua công đoạn thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, mà vẫn thực hiện lưu thông buôn bán trong thị trường được.

Như vậy việc đăng ký thương hiệu do sự tự nguyện, quyền lợi của chủ sở hữu đối với sản phẩm của mình, pháp luật không có quy định bắt buộc về vấn đề này.

Lợi ích đăng ký thương hiệu rượu

Hiện nay trên thị trường của Việt Nam cũng như nước ngoài có lưu hành nhiều sản phẩm rượu với nhiều kiểu dáng, mẫu mã vô cùng phong phú, đa dạng cho người tiêu dùng có thể thoái mái lựa chọn.

Do đó khi một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh sản phẩm rượu trên thị trường nên thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu rượu. Việc đăng ký thương hiệu rượu sẽ mang lại lợi ích vô cùng lớn cho doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cũng như người tiêu dùng sử dụng sản phẩm rượu.

Khi thực hiện đăng ký thương hiệu rượu cũng đồng nghĩa với việc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận thông tin của sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của sản phẩm rượu này với các sản phẩm rượu khác, phân biệt sản phẩm rượu này với các sản phẩm khác, bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp không bị xâm phạm, ăn cắp.

Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại rượu giả, rượu đểu, rượu kém chất lượng, chưa qua kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm lưu thông ngoài thị trường, nếu sản phẩm của mình chưa có đăng ký thương hiệu rõ ràng có thể gây ra trường hợp nhầm lẫn với các sản phẩm khác.

Việc đăng ký thương hiệu giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt các loại rượu trên thị trường, có tìm hiểu, xác định rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ, thành phần trong rượu, nồng độ cồn, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng rượu.

Trường hợp khi doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký thương hiệu thành công tại cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi thương hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Có trách nhiệm giải quyết tranh chấp, xâm phạm, vi phạm thương hiệu đã đăng ký trước đó.

Trên đây là một số lợi ích mang lại khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký thương hiệu độc quyền. Do dó doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh mặt hàng rượu nên thực hiện đăng ký thương hiệu với cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục đăng ký thương hiệu rượu

Để thực hiện đăng ký thương hiệu rượu cần tuân theo những trình tự thủ tục sau đây:

Bước 1 – Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu rượu

Để thực hiện đăng ký thương hiệu rượu trước hết cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm một số giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký thương hiệu theo mẫu bao gồm thông tin: mẫu thương hiệu rượu cần đăng ký, loại thương hiệu rượu yêu cầu đăng ký, mô tả về màu sắc, hình dáng thương hiệu rượu, thông tin đầy đủ tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu về tên, địa chỉ, số điện thoại.

– Chuẩn bị về các tài liệu như hình ảnh của thương hiệu, mẫu vật thương hiệu rượu mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ.

Mẫu thương hiệu rượu cần được làm rõ các thành phần có trong thương hiệu từ chữ viết, hình ảnh, tránh sự mơ hồ, trừu tượng.

– Thông tin về quy chế sử dụng thương hiệu cần có những thông tin về tổ chức, tập thể là chủ sở hữu của thương hiệu, danh sách người được sử dụng thương hiệu, quy chế sử lý vi phạm xảy ra, điều kiện sử dụng thương hiệu.

– Trường hợp nếu người thực hiện nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu là người đại diện thì cẩn chuẩn bị văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật.

– Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký thương hiệu, với trường hợp thương hiệu đó thuộc sở hữu của người khác.

– Các chứng từ chứng minh cá nhân, tổ chức đã thực hiện nộp phí, lệ phí để thực hiện đăng ký thương hiệu cho rượu.

Bước 2 – Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi đã chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm những thành phần như trên thì người có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thương hiệu hoặc người được ủy quyền có thể thực hiện nộp hồ sơ thông qua hai cách thức:

– Đến trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền là Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại hai văn phòng của cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để nộp hồ sơ.

– Hoặc có thể nộp hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến thực hiện đăng ký về thương hiệu.

Ngày nộp đơn là ngày mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn, đây là thời điểm để xác định về thời gian giải quyết đơn của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3 – Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thẩm định tính hợp lệ về đơn đăng ký thương hiệu

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người có thẩm quyền đăng ký thương hiệu, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện thẩm định về vấn đề hình thức của đơn yêu cầu đăng ký thương hiệu, đánh giá tính hợp lệ của đơn yêu cầu. Thời gian thẩm định về mặt hình thức sẽ là một tháng từ ngày người có quyền nộp đơn yêu cầu.

Sau quá trình thẩm định hình thức, xem xét tính hợp lệ của đơn yêu cầu có thể xảy ra hai trường hợp:

+ Trường hợp đơn không đáp ứng được yêu cầu, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo bằng văn bản dự định từ chối tiếp nhận đơn, hoặc thông báo từ chối tiếp nhận đơn nêu rõ lý do từ chối, trường hợp cần sửa đổi bổ sung thì nêu rõ vấn đề cần sửa đổi.

+ Trường hợp đơn yêu cầu được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận là hợp lệ, thì sẽ tiến hành công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Việc công bố này sẽ được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là hợp lệ.

– Tiếp theo tiến hành thẩm định về nội dung đơn yêu cầu sau khi đã được công bố hợp lệ. Đây là khâu đánh giá về khả năng cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho người có quyền được hưởng ghi trong đơn yêu cầu.

Việc thẩm định về mặt nội dung này sẽ thực hiện trong vòng chín tháng kể từ ngày đơn được công bố là hợp lệ. Ở giai đoạn này cũng có thể xảy ra hai trường hợp:

+ Đơn chưa đáp ứng yêu cầu, cơ quan nhà nước sẽ thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ, theo đó người nộp đơn có thể thực hiện quyền lợi sửa chữa, bổ sung đơn yêu cầu, trường hợp không đạt thì ra quyết định thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Trường hợp đơn đã đáp ứng được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu và yêu cầu nộp lệ phí.

Bước 4 – Công bố giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Sau khi thực hiện đầy đủ yêu cầu về nộp lệ phí cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục đăng bạ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cho người yêu cầu.

Tiếp theo cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện công bố giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thông qua việc ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về thương hiệu, công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Xem thêm:

Hướng dẫn Đăng ký bảo hộ logo công ty

Đổi tên cho con cần giấy tờ gì? Thủ tục thế nào?

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan