Người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Những quy định về pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào. Làm thế nào để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tiến hành đúng thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn thông tin Luật Dân Việt xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bải viết dưới đây.
Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp
Người lao động muốn được chi trả bảo hiểm thất nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
– Người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
– Trong thời hạn là 3 tháng kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
+ Đóng từ đủ 12 tháng trở trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp động xác định thời hạn, không xác định thời hạn.
+ Đóng từ đủ 12 tháng trong thời gian là 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ.
– Đã hoàn tất hồ sơ hưởng bảo hiển thất nghiệp nộp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Để hiểu rõ hơn thông tin, Luật Dân Việt xin chia sẻ thêm về thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ( mẫu do Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội quy định)
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực sau đây:
+ Hợp đồng lao động hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.
+ Quyết định thôi việc
+ Quyết định sa thải
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
+ Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, thông báo chấm dứt hợp đồng làm việc
– Sổ bảo hiểm xã hội
Bước 2: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn là 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CPtrong thời hạn là 20 ngày kể từ ngày làm việc, trung tâm dịch vụ việc làm nhận đủ hồ sơ sẽ ra quyết định duyệt và chi trả trợ cấp thất nghiệp, sổ bảo hiểm.
Ngoài ra, trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động, người lao động vẫn chưa tìm được việc làm thì sẽ được xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bước 4: Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
+ Trong thời gian là 5 ngày làm việc kể từ ngày được duyệt quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiên chi trả tháng đầu tiên.
+ Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong vòng 12 ngày ( nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt trợ cấp thất nghiệp của người lao động ).
Bước 5: Người lao động thông báo tìm việc làm hàng tháng
Hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mức hường trợ cấp thất nghiệp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng sẽ bằng mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp nhân với 60%.
Ngoài ra, không được quá tối đa 05 lần mức lương cơ sở đối với trường hợp người lao động nằm trong đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định.
Không được quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng do Bộ luật lao động quy định.
Ví dụ mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Chị Lê Thị Tuyết Lan đóng bảo hiểm thất nghiệp được 48 tháng, mức lương bình quân 6 tháng cuối chị đóng là 4.000.000 đồng. Vậy thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp của chị là:
– Trong vòng 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp đầu tiên chị sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp
– Trong 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo chị được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp.
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của cụ Lê Thị Tuyết Lan hàng tháng là:
4.000.000 đồng x 60% = 2.400.000 đồng
Ngoài ra Luật Dân Việt xin cung cấp thêm quy định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm.
2.Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”