Thủ tục thành lập doanh nghiệp là một quy trình bao gồm nhiều bước khác nhau. Công ty Luật Dân Việt với đội ngũ luật sư uy tín, nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp cho quý khách hàng với chi phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn.
Thành lập doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là công việc đầu tiên mà bất cứ doanh nhân nào cũng phải thực hiện khi bước chân vào thương trường, bắt đầu tạo dựng sự nghiệp, công ty của mình. Nhưng trước khi làm điều đó, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn, thắc mắc liên quan tới thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất. Vậy để khách hàng hiểu và nắm được thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty Luật Dân Việt sẽ đưa ra một số tư vấn, hướng dẫn như sau:
Ai có quyền tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2015) về quyền tham gia thành lập góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp nêu rõ:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.”
Như vậy, những người không thuộc trường hợp như mục 2 nêu trên sẽ có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.
Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất tại Việt Nam
Để tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp, cá nhân/tổ chức cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc thành lập doanh nghiệp:
Hồ sơ cho việc thành lập doanh nghiệp như sau:
– Thông tin chi tiết cho việc thành lập doanh nghiệp như tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở doanh nghiệp; vốn điều lệ; tỷ lệ góp vốn; ngành nghề kinh doanh…
– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tất cả các thành viên/cổ đông công ty (áp dụng trong trường hợp cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp)
– Bản sao giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, quyết định góp vốn thành lập doanh nghiệp (áp dụng trong trường hợp pháp nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp)
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Điều lệ doanh nghiệp
– Danh sách thành viên/Cổ đông công ty (Áp dụng trong trường hợp thành lập công ty tnhh hai thành viên và công ty cổ phần
– Tài liệu khác (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hiện nay có 02 cơ quan tiếp nhận và tiến hành thủ tục hành chính để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố doanh nghiệp đặt trụ sở chính (áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đặt trụ sở chính ngoài khu công nghiệp) và ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh/thành phố doanh nghiệp đặt trụ sở chính (áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong khu công nghiệp)
Lưu ý:
– Doanh nghiệp tại 05 thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng không được đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp tại khu tập thể, nhà chung cư, tòa nhà không có chức năng kinh doanh văn phòng.
– Cách thức nộp hồ sơ: Hiện nay có 02 cách để tiến hành nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp cụ thể như sau:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan cấp phép
Cách 2: Nộp hồ sơ điện tử thông qua mạng điện tử
Hiện nay, tại Hà Nội yêu cầu tất cả các hồ sơ cần được nộp qua mạng điện tử và không được nộp hồ sơ trưc tiếp theo cách 1 như trước đây.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014
- c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thời gian tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau :
– 03 ngày làm việc cho việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– 01 ngày làm việc cho việc xin cấp dấu tròn công ty
– 02 ngày làm việc cho việc công bố mẫu dấu
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Dân Việt
Trong trường hợp khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp được cung cấp bởi Luật Dân Việt chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Tư vấn toàn bộ quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thành lập doanh nghiệp
– Soạn thảo toàn bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Thay mặt khách hàng nhận giấy phép kinh doanh
– Thay mặt khách hàng khắc con dấu tròn doanh nghiệp, dấu chức danh, dấu khác (nếu có)
– Thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục công bố mẫu dấu doanh nghiệp
– Tư vấn, hướng dẫn và làm thủ tục khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế
– Tư vấn các vấn đề khác sau khi thành lập doanh nghiệp (nếu có)
Kết quả và dịch vụ ưu đãi của Luật Dân Việt dành cho khách hàng
– Nhận được sự quan tâm tư vấn tận tình từ đội ngũ Luật sư công ty Luật Dân Việt
– Được tặng 01 dấu chức danh
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế
– Dấu tròn công ty
– Công bố mẫu dấu công ty
– Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Hướng dẫn các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp: Mở tài khoản, đặt in hoá đơn; Tư vấn đăng ký chữ ký số nộp thuế qua mạng
– Hướng dẫn tư vấn các thủ tục kê khai thuế, nộp tờ khai thuế, nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội
– Dịch vụ sau thành lập: Tài khoản ngân hàng, thiết lập hồ sơ thuế, đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu, đặt in hoá đơn giá trị gia tăng
– Lập tờ khai thuế ban đầu và thay mặt khách hàng trực tiếp đi nộp
– Giảm 25% chi phí cho việc thiết kế logo, thiết kế Website, thiết kế bảng hiệu công ty trong trường hợp khách hàng yêu cầu
– Giảm 25% phí dịch vụ cho việc đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo)
– Tư vấn liên hệ với bên cung cấp chữ ký số cho khách hàng;
Xem thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân