Thay đổi đăng ký kinh doanh các đầu mục như: tên công ty, trụ sở chính, ngành nghề, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, thành viên/cổ đông, con dấu… được Luật Dân Việt trình bày rất chi tiết, rõ ràng trong bài viết sau.
Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính cần thực hiện tại cơ quan đăng ký khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh như thay đổi tên, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thành viên và cổ đông…vv.
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có khá nhiều nội dung, do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ nội dung sẽ thay đổi, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn quyết định đến thủ tục, lệ phí mà công ty có nghĩa vụ thực hiện. Thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những nội dung thay đổi cơ bản như sau:
– Thay đổi tên công ty bao gồm: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp.
– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính: chuyển trụ sở chính về địa chỉ khác
– Thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm: rút ngành nghề, bổ sung ngành nghề kinh doanh
– Thay đổi vốn điều lệ bao gồm: tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, cơ cấu lại vốn góp/cổ phần giữa các thành viên/cổ đông
– Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Thay đổi thành viên/cổ đông của công ty
– Thay đổi con dấu Công ty
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể tiến hành một hoặc nhiều nội dung thay đổi nêu trên trong cùng một lần.
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào năm 2021?
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp sẽ soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo nội dung đã được chúng tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Cơ quan đăng ký
Nếu hồ sơ đăng ký được chấp nhận, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thay đổi nội dung theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đăng ký không được chấp nhận, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Thông báo thông tin thay đăng ký kinh doanh đổi trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn thành việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố nội dung thay đổi trên công thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp.
Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh
Phụ thuộc vào từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty sẽ liên quan đến đổi dấu công ty.
Thay đổi đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật
Khi đã xác định nội dung đăng ký giấy phép kinh doanh cần phải thay đổi, nội bộ doanh nghiệp sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, cần tiến hành thủ tục thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Quá thời hạn quy định trên, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Điều 25, Mục 4, Chương 2, Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể các doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh không thông báo với cơ quan nhà nước sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
– Quá hạn thông báo từ 1 – 30 ngày, bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng
– Quá hạn thông báo từ 31 – 90 ngày, bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng
– Quá hạn thông báo từ 91 ngày trở lên, bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng
Như vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ việc thực hiện thông báo là bắt buộc. Và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải thực hiện thủ tục này. Hoặc người đại diện theo pháp luật cũng có thể ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác thay mình thực hiện.
Phải thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh như thế nào?
Dù muốn hay không thì doanh nghiệp cũng phải thực hiện thủ tục thông báo vì đó là quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy phải thực hiện thông báo như thế nào? Câu trả lời chính là các quy trình, thủ tục mà Luật Dân Việt sẽ trình bày tiếp theo. Về cơ bản quy trình, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh của các nội dung (tên, vốn điều lệ, trụ sở chính, con dấu, ngành nghề…) không có gì khác nhau. Nhưng hồ sơ đăng ký thay đổi sẽ có một vài khác biệt. Chính vì thế trong phần này chúng tôi sẽ dành phần lớn nội dung cho hồ sơ đăng ký – một mảng vô cùng quan trọng quyết định khả năng thông báo thành công hay thất bại.
a. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh trụ sở chính
So với các nội dung khác thì thay đổi trụ sở chính có phần phức tạp hơn nhiều. Nguyên nhân là do ở mỗi trường hợp thay đổi trụ sở, mọi người sẽ cần phải chuẩn bị một bồ hồ sơ riêng. Việc chuẩn bị hồ sơ này đối với một cán bộ pháp lý hay luật sư không quá phiền phức, nhưng với các đối tượng khác sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
Đối với trường hợp chuyển trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)
Đối với trường hợp chuyển trụ sở sang tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Điều lệ công ty đã sửa đổi, bổ sung (bản sao)
– 01 Danh sách kê khai đầy đủ thành viên công ty
– 01 Quyết định về việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)
b. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tên Công ty
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi tên công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh tên doanh nghiệp)
c. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp)
d. Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh)
e. Hồ sơ thay đổi con dấu công ty
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
– 01 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh con dấu)
Vì các nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khá nhiều, nên trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ chỉ trình bày được một số nội dung phổ biến.
Thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?
Thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu? Nếu nghiên cứu kỹ những nội dung mà chúng tôi cung cấp, chắc chắn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi trên. Bởi trong bước giới thiệu quy trình chúng tôi đã đề cập tương đối cụ thể. Tuy nhiên, vì mỗi quý bạn đọc sẽ có những cách tìm hiểu nội dung khác nhau. Trong đó, phong cách tìm kiếm thông tin theo đề mục lớn khá nhiều. Với phong cách này, quý bạn đọc sẽ lướt qua một lượt những nội dung chính và dừng lại ở nội dung mà mình quan tâm. Đây là lý do mà chúng tôi tách bạch khá rõ từng nội dung thông tin cụ thể.
Quay trở lại câu hỏi thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu, câu trả lời duy nhất là Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong bài viết này, Luật Dân Việt sẽ chỉ đề cập đến một số địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư nổi bật.
– Địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội: Tầng 3, toà nhà B10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
– Địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh: Số 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
– Địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng: Tầng 6 Toà nhà Trung tâm hành chính, số 24 Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh?
Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh là khoản phí doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan đăng ký và phải trả thêm phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh.
Ngoài quy trình, thủ tục, hồ sơ, địa điểm, mọi người cũng dành nhiều sự quan tâm đến chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh. Vì vậy, chi phí chính là nội dung tiếp theo mà chúng tôi sẽ trình bày. Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh bao gồm: lệ phí nhà nước và chi phí dịch vụ
Lệ phí phải đóng với cơ quan nhà nước
Lệ phí nhà nước là khoản phí bắt buộc mà mọi cá nhân, tổ chức phải đóng khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Khoản lệ phí này được nhà nước quy định rất rõ tại Thông tư 215/2016/TT-BTC. Theo đó, lệ phí thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là 200.000/lần. Còn lệ phí thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đối với chi nhánh, văn phòng đaị diện, địa điểm kinh doanh là 100.000/hồ sơ.
Chi phí khi sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
Trong khi đó, chi phí dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức thuê một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện thay các quy trình, thủ tục, hồ sơ. Chi phí này không có sự đồng nhất giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ. Tùy vào cách tính toán, cân đối riêng mà mỗi đơn vị sẽ có những báo giá khác nhau. Bên cạnh đó, chi phí dịch vụ còn phù thuộc vào nội dung đăng ký kinh doanh mà quý khách hàng muốn thay đổi là gì? Thay đổi vốn điều lệ, tên công ty, trụ sở chính hay bổ sung ngành nghề…
Chi phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Luật Dân Việt được tính toán dựa trên mức độ công việc sẽ phải thực hiện. Chúng tôi đề cao yếu tố chất lượng dịch vụ, giá trị mà khách hàng nhận lại. Cho nên, chi phí dịch vụ tại Luật Dân Việt có thể không quá rẻ như các đơn vị khác trên thị trường. Nhưng đổi lại khách hàng sẽ nhận được sự an tâm và kết quả thích đáng.
Lưu ý sau khi tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ gắn với 1 hoặc nhiều nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị thay đổi. Do đó, tùy vào từng nội dung sẽ thay đổi mà doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành việc thay đổi. Cụ thể:
– Thay đổi tên công ty: Sau khi tên công ty được thay đổi, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các việc sau
+ Khắc lại dấu công ty và công bố lại mẫu dấu mới trên cổng thông tin quốc gia;
+ Thay đổi thông tin công ty trên hóa đơn điện tử;
+ Thay đổi biển tên doanh nghiệp;
+ Thay đổi thông tin chủ tài khoản với ngân hàng, thông tin tên doanh nghiệp với bên bảo hiểm…vv
+ Thông báo cho đối tác về việc thay đổi tên công ty và có thể ký lại các phụ lục hợp đồng đã giao kết với khách hàng.
– Thay đổi địa chỉ công ty: Sau khi địa chỉ công ty, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các việc sau
+ Thay đổi dấu và công bố lại mẫu dấu (trường hợp thay đổi địa chỉ khác quận/huyện và dấu cũ có thông tin quận/huyện)
+ Thay đổi thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử đã đăng ký;
+ Thay đổi thông tin địa chỉ chủ tài khoản với ngân hàng mở tài khoản;
+ Thay đổi cơ quan quản lý thuế, chốt và chuyển bảo hiểm xã hội về địa chỉ mới
+ Thông báo thay đổi địa chỉ cho đối tác, khách hàng
+ Thực hiện các công việc khác liên quan
– Thay đổi Giám Đố (người đại diện theo pháp luật Công ty): Doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2020 quy định, một công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện. Ngoài ra, luật doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty không được đồng thời là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác để phù hợp với nhu cầu thuê giám đốc, tổng giám đốc của các doanh nghiệp hiện nay.
– Thay đổi vốn điều lệ công ty (tăng giảm vốn điều lệ:
Vốn điều lệ công ty liên quan đến việc nộp thuế môn bài hàng năm của công ty với 2 mức như sau
+ 2.000.000 VND/1 năm với công ty đăng ký vốn điều lệ dưới 10 tỷ
+ 3.000.000 VND/1 năm với công ty đăng ký vốn trên 10 tỷ
Do đó, khi vốn điều lệ công ty có sự thay đổi theo hướng tăng lên, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý nộp bổ sung thuế môn bài hàng năm
Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh/thay đổi giấy phép kinh doanh của Luật Dân Việt
Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh (thay đổi giấy phép kinh doanh) tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với đội ngũ luật sư chuyên ngành kinh tế giỏi, giàu kinh nghiệm, uy tín, tận tình, chúng tôi tự tin cung cấp cho quý khách hàng một dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý. Luật Dân Việt sẽ thực hiện các công việc sau đây trong quá trình thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
– Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh xuyên suốt, từ khi bắt đầu đến lúc hoàn nhận được giấy đăng ký doanh nghiệp mới
– Tư vấn về nội dung khách hàng dự định thay đổi và đưa ra ý kiến chuyên môn để mang lại lợi ích, hạn chế rủi ro với nội dung khách hàng thay đổi
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho nội dung thay đổi
– Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh và gửi cho khách hàng tham khảo. Hướng dẫn khách hàng ký và đóng dấu
– Trực tiếp nộp hồ sơ thay đổi tại Sở kế hoạch đầu tư
– Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi và chuyển cho khách hàng
– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh;
Liên hệ yêu cầu dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Luật Dân Việt
Quý khách hàng tin tưởng, muốn sử dụng dịch vụ của Luật Dân Việt vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin dưới đây. Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, quý khách hàng muốn đến trực tiếp văn phòng của chúng tôi có thể xem thông tin địa chỉ dưới website. Hiện tại, Luật Dân Việt đang có trụ sở chính ở Hà Nội và văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh.
Những thông tin liên quan đến thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đã được Luật Dân Việt giới thiệu tương đối chi tiết. Nếu có những vướng mắc cần tư vấn thêm, quý khách hàng đừng ngần ngại phản hồi lại cho chúng tôi theo các thông tin đã cung cấp ở trên. Luật Dân Việt rất hy vọng có cơ hội được phục vụ quý khách hàng!
Có nộp được hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng được không?
Trả lời: Theo quy định mới của Luật, hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được nộp qua 02 bước sau:
(i) Nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp
(ii) Nộp hồ sơ trực tiếp (hồ sơ giấy) tới cơ quan đăng ký sau khi được chấp thuận hồ sơ trực tuyến.
Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng được và đây là bước bắt buộc.
Thời gian thay đổi đăng ký kinh doanh mất bao lâu?
Trả lời: Thời gian thay đổi đăng ký kinh doanh tính từ ngày hồ sơ thay đổi được nộp và chấp nhận hợp lệ là 03 ngày làm việc.
Tra cứu thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?
Trả lời: Việc tra cứu thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện tại cơ sở dữ liệu trực tuyến quốc gia về doanh nghiệp tại địa chỉ là: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh công ty?
Trả lời: Lệ phí thay đổi đăng ký kinh doanh công ty hiện nay đang miễn phí, doanh nghiệp chỉ cần nộp chi phí công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin quốc gia: 100.000 VND và phí thay đổi con dấu công ty: 200.000 VND (trường hợp thay đổi thêm dấu công ty)
Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?
Trả lời: Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.