Theo đó, mà các thương nhân thường sử dụng hình thức này nếu điều kiện cho phép. Tuy nhiên, để quảng cáo bằng hình thức này, thương nhân cần phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Quảng cáo. Nhưng đây vốn dĩ không phải là lợi thế của các doanh nghiệp kinh tế, vì thế họ thường khá lúng túng khi thực hiện thủ tục hành chính này. Để hỗ trợ mọi người, Luật Dân Việt
Theo đó, mà các thương nhân thường sử dụng hình thức này nếu điều kiện cho phép. Tuy nhiên, để quảng cáo bằng hình thức này, thương nhân cần phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Quảng cáo. Nhưng đây vốn dĩ không phải là lợi thế của các doanh nghiệp kinh tế, vì thế họ thường khá lúng túng khi thực hiện thủ tục hành chính này. Để hỗ trợ mọi người, Luật Dân Việt sẽ tư vấn một số kiến thức quan trọng về thủ tục xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu. Hy vọng chúng sẽ giúp ích phần nào cho tổ chức, doanh nghiệp.
Vấn đề pháp lý khi thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu
Quảng cáo cũng là một trong những đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Bởi tính quản lý có hệ thống mà pháp luật nước ta đi can thiệp vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trước tiên, ta cần hiểu quảng cáo là gì? Ngay cả định nghĩa quảng cáo cũng được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 như sau:
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Để thủ tục xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu được chấp thuận, tổ chức, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất: Về mặt nội dung biển hiệu quảng cáo cần có:
– Tên cơ quan chủ quản quản trực tiếp;
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Địa chỉ, điện thoại;
Thứ hai: Việc hình thức thể hiện
Chữ viết trên biển hiệu quảng cáo phải tuân thủ các quy định tại Điều 18 Luật Quảng cáo như sau:
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
– Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
– Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Thứ ba: Điều kiện về kích thước bảng hiệu quảng cáo cần tuân thủ như sau:
– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Thứ tư: Ngoài ra quảng cáo biển hiệu cần đáp ứng thêm các yêu cầu như:
– Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
– Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Xem thêm:
Trang Công Bố Mỹ Phẩm Khi Doanh Nghiệp Thực Hiện Thủ Tục Online
Thủ Tục Gia Hạn Giấy Phép Lao Động Từ A – Z
Dịch Vụ Mạng Xã Hội Trực Tuyến Là Gì? Có Phải Xin Giấy Phép Không?
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu gồm những gì?
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu sẽ được đơn vị xin giấy phép quảng cáo tiến hành soạn thảo và nộp tới cơ quan đăng ký để xin cấp phép quảng cáo. Hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:
– Thông báo xin xác nhận nội dung quảng cáo;
– Bản sao chứng thức giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đơn vị xin giấy phép quảng cáo;
– Maket quảng cáo được in màu trên Giấy A4 có chữ ký và đóng dấu của Doanh nghiệp xin giấy phép quảng cáo;
– Hợp đồng thuê địa điểm đặt bảng quảng cáo;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với bảng quảng cáo có sử dụng nhãn hiệu của đơn vị quảng cáo hoặc văn bản chấp thuận cho phép sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu;
– Bản phối cảnh địa điểm treo bảng quảng cáo;
– Tài liệu khác liên quan (với từng sản phẩm khác nhau sẽ có thông tin, tài liệu khác nhau khi tiến hành thủ tục xin giấy phép quảng cáo)
Luật Dân Việt tư vấn thủ tục xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu hàng đầu Việt Nam
Luật Dân Việt được biết đến là doanh nghiệp “lão làng” trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư nhiệt huyết, đam mê với nghề, có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc cơ quan nhà nước sẽ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu nhanh chóng, có phương án tối ưu cho khách hàng lựa chọn,
Luật Dân Việt tư vấn tận tâm, tận tình. Khi tư vấn chúng tôi luôn đặt mình vào cương vị khách hàng. Coi công việc của khách hàng như công việc của chính mình. Bởi vậy, những hồ sơ do Luật Dân Việt giải quyết luôn đảm bảo quyền lợi khách hàng. Tiến trình công việc được triển khai nhanh chóng, mang lại kết quả sớm nhất.
Luật Dân Việt tự hào mình có chức năng đại diện, theo đó mà chúng tôi có thể thực hiện tất các công việc trong thủ tục xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu thay khách hàng. Từ tiếp nhận thông tin, soạn hồ sơ, nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, nhận kết quả cho khách hàng. Chúng tôi hạn chế tối đa công việc khách hàng phải thực hiện. Theo đó khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và hỗ trợ Luật Dân Việt trong việc ký, đóng dấu hồ sơ. Còn lại các công việc tiếp xúc cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính sẽ do Luật Dân Việt đảm nhiệm.