Thuế vãng lai là thuế mà người nộp thuế phải nộp khi phát sinh hoạt động kinh doanh, lắp đặt, xây dựng mà không cần thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh (không thuộc tỉnh đặt trụ sở chính).
Nhắc đến thuế, nhiều người vẫn thường thắc mắc thuế vãng lai là gì. Hiện nay có rất nhiều khách hàng đặt ra nhiều câu hỏi và muốn tìm hiểu kĩ hơn về thuế vãng lai.
Để cung cấp thêm thông tin về thuế vẵng lai, hạch toán thuế vãng lai như thế nào, trường hợp nào được miễn thuế vãng lai, Luật Dân Việt xin chia sẻ gửi đến Qúy độc giả bài viết dưới đây.
Thuế vãng lai là gì?
Thuế vãng lai là thuế mà người nộp thuế phải nộp khi phát sinh hoạt động kinh doanh, lắp đặt, xây dựng mà không cần thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh (không thuộc tỉnh đặt trụ sở chính).
Như vậy có thể hiểu thuế vãng lai là thuế ngoại tỉnh (thường được dùng khi tiến hành kinh doanh, buôn bán với các tỉnh khác nhau) với điạ điểm của doanh nghiệp đặt trụ sở trên đăng ký kinh doanh.
Đối tượng nộp thuế vãng lai:
– Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, lắp đặt, xây dựng ngoại tỉnh
– Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh có cơ sở sản xuất trực thuộc khác tỉnh, không thực hiện kê khai và hạch toán thuế.
Ví dụ: Công ty B có địa chỉ trên đăng ký kinh doanh đặt tại tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội. Năm 2019 đã ký hợp đồng với công ty B đặt tại phường Cù Chính Lan thành phố Hòa Bình. Và công trình này thi công tại phường Cù Chính Lan thành phố Hòa Bình với nội dung thi công là thi công sửa chữa cầu.
Như vậy, công ty A sẽ phải kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng
Hạch toán thuế vãng lai như thế nào?
Hạch toán thuế vãng lai là việc kê khai các khoản nợ và tài khoản có theo những chi tiết phát sinh tại cơ quan thuế của tỉnh.
Hạch toán thuế vãng lai chi tiết như sau:
– Căn cứ vào hóa đơn xuất khi công trình nghiệm thu
– Căn cứ vào tờ khai thuế giá trị gia tăng vãng lai
– Tiến hành thực hiện nộp thuế vãng lai
Trường hợp nào được miễn thuế vãng lai?
Ngoài khái niệm thuế vãng lai là gì, Luật Dân Việt xin cung cấp thêm thông tin về các trường hợp được miễn thuế vãng lai và trường hợp phải nộp thuế vãng lai, cụ thể:
Các trường hợp được miến thuế vẵng lai bao gồm:
– Bán hàng giao đến công trình ngoại tỉnh
Công việc bán hàng đến công trình ngoại tỉnh không được tính là bán hàng hoạt động vãng lai và chỉ cần nộp thuế tại cơ quan thuế. Ngoài ra sẽ được miễn khai nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai tại nơi giao hàng.
– Công việc sửa chữa máy móc ngoại tỉnh
Đối với sửa chữa máy móc ngoại tỉnh thuộc dự án ngoài tỉnh, đây không phải hoạt động xây dưng, lắp đắt ngoại tỉnh. Chính vì thế sẽ được miễn kê khai thuế giá trị gia tăng vãng lai và chỉ cần nộp thuế tại trụ sở chính.
– Bán hàng tại các kho ngoại tỉnh
Sử dụng dịch vụ bán hàng, sửa chữa máy móc thuộc dự án ở ngoài tỉnh, hoạt động này không phải xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh nên chỉ cần kê khai thuế tại trụ sở chính và được miễn nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
– Hoạt động cho thuê máy móc
Tiến hành hoạt động cho thuê máy sang địa phương khác không phải hoạt động xây dựng, lắp đặt, kinh doanh hoặc bán hàng vãng lai ngoại tỉnh nên được miễn nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
– Hoạt động xây dựng công trình dưới 1 tỷ đồng
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC thì công trình có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên doanh nghiệp mới phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
Vì thế, công trình xây dựng có giá trị dưới 1 tỷ đồng thì chỉ cần kê khai và nộp thuế tại trụ sở chính.
– Doanh thu vãng lai dưới 1 tỷ đồng thì đươc miễn thuế vãng lai ( không áp dụng với trường hợp chuyển nhượng bất động sản).
– Hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chỗ
Trong trường hợp mua hoặc bán nguyên vật liêu tại địa phương ( mua cát để xây dựng một công trình trong địa bàn tỉnh) thì sẽ được miễn thuế vãng lai.
Ngoài ra, một số trường hợp phải nộp thuế vãng lai
– Hoạt động lắp đặt cho các công trình ngoại tỉnh
Trong trường hợp công ty cung cấp và lắp đặt các thiết bị công trình tại các địa phương khác, công ty sẽ phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
– Tiến hành chuyển nhượng bất động sản tại nơi chưa có chi nhánh
Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh khi chưa có chi nhánh..
– Tất cả các hạng mục xây dựng ngoại tỉnh có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên
Các công trình ngoại tỉnh có giá trị trên 1 tỷ đồng thì phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
– Chuyển nhượng bất động sản ( kể cả dưới 1 tỷ đồng)
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định doanh thu dưới 1 tỷ đồng sẽ được miễn nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai. Tuy nhiên không áp dụng với lĩnh vực bất động sản.
– Thuê mặt bằng kinh doanh tại tỉnh khác
Căn cứ vào điểm a và điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC. Trong trường hợp doanh nghiệp đi thuê mặt bằng tại các tỉnh khác để thuê mặt bằng kinh doanh và không thành lập đơn vị trực thuộc thì phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
Xem thêm: