Để gắn mã vạch cho hàng hóa lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp cần làm thủ tục đăng ký mã vạch. Thủ tục đăng ký mã vạch không quá phức tạp nhưng gồm nhiều bước và đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật.
Doanh nghiệp có nên đăng ký mã vạch không? Thủ tục đăng ký mã vạch có phức tạp không?… Đây là những câu hỏi Luật Dân Việt thường xuyên nhận được từ phía khách hàng trong quá trình tư vấn đăng ký mã vạch sản phẩm.
Như vậy, có thể thấy đăng ký mã vạch là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng và đủ về vấn đề này. Vì vậy, Luật Dân Việt sẽ giúp quý độc giả có nhận thức rõ ràng hơn về thủ tục đăng ký mã vạch.
Đăng ký mã vạch hàng hóa có cần thiết không?
Mã vạch không phải là điều kiện bắt buộc để hàng hóa lưu thông trên thị trường. Cho nên, nhiều doanh nghiệp cho rằng đăng ký mã vạch là không cần thiết. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp lớn, uy tín trên thị trường đều đăng ký mã vạch cho sản phẩm của họ. Tại sao vậy? Bởi nếu không đăng ký mã vạch, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số những vấn đề sau:
– Doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức khi quản lý sản phẩm. Nguyên nhân là do việc sắp xếp, kiểm soát hàng hóa thiếu khóa học.
– Doanh nghiệp đối mặt với những rủi ro do hàng giả, hàng nhái đem lại;
– Niềm tin khách hàng bị giảm sút vì không có phương thức xác minh nguồn gốc sản phẩm trên bao bì.
Hiện nay, mã vạch là tiêu chuẩn quốc tế giúp xác minh thông tin đơn vị sản xuất, chịu trách nhiệm đối với sản phẩm. Đặc biệt có ý nghĩa với hàng hóa lưu thông quốc tế. Không có mã vạch, người tiêu dùng không thể tra cứu thông tin. Từ đó độ uy tín doanh nghiệp giảm sút, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.
Xem thêm:
Đăng Ký Mã Vạch Trực Tuyến Có Quy Trình Thủ Tục Thế Nào?
Đăng Ký Mã Vạch Gia Vị Mới Nhất Gồm Những Bước Nào?
Thủ tục đăng ký mã vạch
Doanh nghiệp muốn đăng ký mã vạch hàng hóa nộp hồ sơ cho Tổ chức tiếp nhận mã số mã vạch.
Thành phần hồ sơ gồm có:
– 02 Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch;
– 01 Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
– 02 Bản sao bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tổ chức tiếp nhận mã số mã vạch hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ và gửi hồ sơ đến Tổng cục Đo lường chất lượng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Đo lường chất lượng cấp mã số, vào sổ đăng ký, lưu vào Ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Cách thức giải quyết khó khăn khi đăng ký mã số mã vạch
Hiện nay, các quy định pháp luật điều chỉnh về nội dung mã số mã vạch và đăng ký mã vạch khá nhiều, có sự thay đổi theo thời gian nên nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại khi đăng ký mã vạch hàng hóa. Để đơn giản hóa về thủ tục đăng ký mã vạch, Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch của Luật Dân Việt.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp nói chung và trong mảng giấy phép, đăng ký mã vạch nói riêng, chúng tôi cam kết:
– Hoạt động từ Bắc vào Nam, làm việc với cả doanh nghiệp trong và ngoài nước nên các doanh nghiệp có thể dễ dàng liên hệ;
– Đội ngũ Luật sư, chuyên viên uy tín, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm trong việc làm việc với các cơ quan nhà nước để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục;
– Giá thành dịch vụ hợp lý và thời gian tiến hành nhanh gọn;
– Chủ động hỗ trợ khách hàng ngay cả sau quá trình đăng ký mã vạch. Hỗ trợ pháp lý để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sử dụng mã vạch. Từ đó bảo vệ tối ưu các quyền, lợi ích có liên quan của Quý khách hàng.