Xây dựng không phép: Buộc phá dỡ hay nộp tiền để tồn tại?

Hiện nay, công trình xây dựng không phép xảy ra rất phổ biến. Vậy công trình xây dựng không có giấy phép sẽ buộc phải phá dỡ hay chỉ bị phạt tiền nhưng vẫn được phép tồn tại?

Xây dựng không phép là gì?

Theo quy định, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Xem chi tiết tại: Danh sách 10 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng.

Trong đó, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (theo khoản 17 Luật Xây dựng năm 2014);

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Xem thêm: Mức phạt khi xây dựng không phép, trái phép và cách hợp thức hóa

Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 và phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:

TT

Nhóm công trình

Công trình cụ thể

 

1

 

– Công trình dân dụng.

Nhà ở gồm nhà chung cư và các loại nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ.

Công trình công cộng như: Nhà trường, bệnh viện, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ

 

 

 

2

 

 

– Công trình công nghiệp.

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng.

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo.

Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.

– Công trình dầu khí.

Công trình năng lượng.

Công trình hóa chất.

Công trình công nghiệp nhẹ.

 

 

3

 

 

– Công trình hạ tầng kỹ thuật.

Công trình cấp nước.

Công trình thoát nước.

Công trình xử lý chất thải rắn.

Công trình chiếu sáng công cộng.

Công trình khác.

 

 

 

4

 

 

 

Công trình giao thông.

Công trình đường bộ.

Công trình đường sắt.

Công trình cầu.

Công trình hầm.

Công trình đường thủy nội địa.

Công trình hàng hải.

Các công trình hàng hải khác và công trình hàng không.

 

 

5

– Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Công trình thủy lợi.

Công trình đê điều.

Công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.

 

6

 

– Công trình quốc phòng an ninh.

Công trình quốc phòng, an ninh là công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, phục vụ quốc phòng, an ninh.

Từ những phân tích trên, xây dựng không phép là việc chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng nhưng không có giấy phép.

Xây dựng không có giấy phép sẽ bị tháo dỡ?

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;

– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng;

– Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

Xem chi tiết tại: 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ.

– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Kết luận:

– Đối với công trình xây dựng không phép buộc phá dỡ mà không được nộp tiền phạt để được phép tồn tại (trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP);

– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép là biện pháp khắc phục hậu quả và được thực hiện theo quyết định do Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành.

– Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ (theo điểm b khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014).

>> Xây nhà trên đất trồng lúa bị phạt thế nào?

Luật Dân Việt Tư Vấn

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan