Xây nhà trên đất nông nghiệp bắt buộc phải tháo dỡ?

Xây nhà trên đất nông nghiệp xảy ra phổ biến tại hầu hết các địa phương. Xây nhà trên đất không phải đất ở là hành vi vi phạm và theo quy định sẽ bị phá dỡ.

Xây nhà trên đất nông nghiệp phải tháo dỡ

* Danh sách các loại đất nông nghiệp

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

– Đất trồng cây lâu năm.

– Đất rừng sản xuất.

– Đất rừng phòng hộ.

– Đất rừng đặc dụng.

– Đất nuôi trồng thủy sản.

– Đất làm muối.

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

* Chỉ được xây nhà ở trên đất ở

Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:

“Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”

Theo đó, chỉ được xây nhà ở trên đất ở, việc xây nhà ở trên các loại đất khác là vi phạm pháp luật.

Khi xây nhà ở trên đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác mà không phải là đất ở thì bị phá dỡ (theo khoản 4 Điều 92 Luật Nhà ở 2014 và biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu khi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).

Mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, tùy vào từng loại đất nông nghiệp cụ thể và diện tích bị chuyển sang đất ở trái phép (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) sẽ bị phạt tiền với các mức phạt khác nhau, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (phải phá dỡ nhà ở), nộp lại số lợi ích có được do hành vi vi phạm, cụ thể:

Diện tích chuyển trái phép

Mức phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

Nông thôn

Đô thị

I

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

1

Dưới 0,01 héc ta

Từ 03 – 05 triệu đồng

Phạt gấp đôi (bằng 02 lần mức phạt đối với khu vực nông thôn)

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai nếu đủ điều kiện.

– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2

Từ 0,01 đến dưới 0,02 héc ta

Từ 05 – 10 triệu đồng

3

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

Từ 10 – 15 triệu đồng

4

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

Từ 15 – 30 triệu đồng

5

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

Từ 30 – 50 triệu đồng

6

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

Từ 50 – 80 triệu đồng

7

Từ 01 đến dưới 03 héc ta

Từ 80 – 120 triệu đồng

8

Từ 03 héc ta trở lên

Từ 120 – 250 triệu đồng

II

Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp

1

Dưới 0,02 héc ta

Từ 03 – 05 triệu đồng

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai nếu đủ điều kiện.

– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

Từ 05 – 10 triệu đồng

3

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

Từ 10 – 15 triệu đồng

4

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

Từ 15 – 30 triệu đồng

5

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

Từ 30 – 50 triệu đồng

6

Từ 01 đến dưới 05 héc ta

Từ 50 – 100 triệu đồng

7

Từ 05 héc ta trở lên

Từ 100 – 250 triệu đồng

III

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp

1

Dưới 0,02 héc ta

Từ 03 – 05 triệu đồng

Phạt gấp đôi (bằng 02 lần mức phạt đối với khu vực nông thôn)

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai nếu đủ điều kiện.

– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

Từ 05 – 08 triệu đồng

3

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

Từ 08 – 15 triệu đồng

4

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

Từ 15 – 30 triệu đồng

5

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

Từ 30 – 50 triệu đồng

6

Từ 01 đến dưới 03 héc ta

Từ 50 – 100 triệu đồng

7

Từ 03 héc ta trở lên

Từ 100 – 200 triệu đồng

Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân (mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân khi có cùng hành vi vi phạm).

Kết luận: Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị phá dỡ thì người vi phạm còn bị phạt tiền. Trường hợp không có đất ở thì người dân nên đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở để sử dụng đất theo đúng quy định.

Click xem thêm:

7 điều bắt buộc phải thực hiện khi người dân sử dụng đất

Làm thế nào chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan