Khi sử dụng đất thì người dân phải sử dụng đúng mục đích nếu không sẽ bị phạt tiền và cưỡng chế tháo dỡ nhà ở (nếu có). Vậy, có khi nào xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp tiền phạt?
100% trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp bị phá dỡ?
Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, một trong những nguyên tắc khi sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích. Hay nói cách khác, phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất, nếu sử dụng sai mục đích sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi sử dụng đất sai mục đích (tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở bằng hành vi dễ nhận thấy nhất là xây nhà trên đất không phải là đất ở) thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu có nghĩa là phải tháo dỡ nhà ở (nếu có) vì sử dụng đất sai mục đích.
Không chỉ tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính về đất đai (Nghị định 91/2019) mới quy định biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, mà tại Điều 92 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ, cụ thể:
“1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
2. Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.
3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng”.
Như vậy, khi xây nhà trên đất nông nghiệp thì không được nộp phạt để tồn tại. Hay nói cách khác, nếu xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp thì bắt buộc phải tháo dỡ, nếu không tự nguyện phá dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.
Click xem thêm nội dung: Ai phải nộp phí công chứng khi mua bán nhà đất?
8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, những trường hợp xây dựng không phép, trái phép được cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì không bị tháo dỡ gồm:
TT |
Hành vi vi phạm |
Điều kiện không bị phá dỡ |
Căn cứ |
1 |
Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà không có giấy phép xây dựng |
1. Xảy ra sau ngày 04/01/2008 mà đã kết thúc trước ngày 15/01/2018 2. Không vi phạm chỉ giới xây dựng 3. Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận 4. Không có tranh chấp 5. Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp 6. Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt |
Khoản 2 Điều 79 Nghị định 139 |
2 |
Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp |
||
3 |
Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng) |
||
4 |
Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo |
1. Hành vi vi phạm kết thúc trước ngày 15/01/2018 2. Không vi phạm chỉ giới xây dựng 3. Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận 4. Không có tranh chấp 5. Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp 6. Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt |
Khoản 3 Điều 79 Nghị định 139 |
5 |
Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới |
||
6 |
Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng |
||
7 |
Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng |
||
8 |
Hành vi xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai thiết kế được phê duyệt theo quy định của Nghị định 23/2009/NĐ-CP mà đã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ, nhưng đến ngày 30/11/2013 vẫn chưa thực hiện |
||
Lưu ý: – Trong những trường hợp được phép tồn tại ở trên thì không có trường hợp nào là sử dụng đất sai mục đích. – Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo quy định. Xem chi tiết: 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ |
Kết luận: Không có trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp tiền phạt; muốn không bị xử phạt và cưỡng chế tháo dỡ thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.